Tiến tới kỷ niệm 15 năm xây dựng và phát triển Khoa Nông Lâm Ngư

Tiến tới kỷ niệm 15 năm xây dựng và phát triển Khoa Nông Lâm Ngư

                                                           

Trương Quang Ngân

Phó Hiệu trưởng, nguyên Trưởng khoa Nông Lâm

 

           Ngày 15 tháng 11 năm 2020 là ngày tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống trường Đại học Kinh tế Nghệ An, 15 năm thành lập Khoa Nông Lâm Ngư là thời điểm quan trọng để đánh giá quá trình xây dựng và phát triển nhà trường nói chung và khoa Nông Lâm Ngư nói riêng một cách toàn diện. Để từ đó xây dựng được tâm, thế của nhà trường trong điều kiện và hoàn cảnh mới một cách khách quan, đầy đủ và chính xác, tạo được tầm nhìn khác biệt và đột phá, để tiếp tục khặng định được thương hiệu về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 

            Khoa Nông Lâm Ngư trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Nghệ An, sự quyết tâm, đồng thuận, đoàn kết vượt qua thử thách của cán bộ, giảng viên toàn khoa, chính vì thế đã có những thành công nhất định. Hiện nay, khoa có 4 ngành đào tạo hệ Đại học bao gồm Quản lý đất đai, Bác sĩ thú y, Khoa học cây trồng, Lâm nghiệp; liên kết đào tạo sau đại học 3 ngành Quản lý đất đai, Chăn nuôi thú y, Lâm nghiệp. Quy mô đào tạo hàng năm duy trì sự ổn định. Hiện tại khoa có trên 400 sinh viên hệ chính quy, gần 50 học viên cao học các ngành.

            Đối với đội ngũ cán bộ, kể cả giảng viên kiêm nhiệm đến nay khoa có 24 cán bộ, giảng viên, trong đó có 4 tiến sĩ, 18 thạc sĩ (5 giảng viên là NCS); Hàng năm khoa đã đề nghị nhà trường cử nhiều cán bộ đi học nâng cao trình độ, cũng như tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp. Khoa Nông Lâm Ngư là đơn vị đầu tiên trong nhà trường có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự kết hợp tốt giữa bồi dưỡng cán bộ và giảng dạy sẽ góp phần tích cực giúp khoa Nông Lâm Ngư có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ chính trị của mình.

            Mười lăm năm xây dựng và phát triển, quy mô của khoa không ngừng được mở rộng, yêu cầu chất lượng cán bộ và trách nhiệm đào tạo ngày càng cao, trong khi công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giảng viên lại không thể thực hiện ngay trong một thời gian ngắn. Điều đó đặt ra nhiều thách thức mới trên con đường phát triển của khoa trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của khoa đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu theo các ngành học, là nhiệm vụ rất quan trọng, then chốt và quyết định sự thành bại trong sự nghiệp đào tạo.

Bên cạnh công tác cán bộ, thì công tác biên soạn đề cương, giáo trình, bài giảng, xây dựng các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng được khoa quan tâm đúng mức và thu được những thành công nhất định: Trong 15 năm khoa đã xây dựng, bổ sung và chỉnh sữa được 4 mã ngành hệ Đại học, thực hiện 50 đề tài NCKH các cấp, trong đó 3 đề tài cấp bộ, 5 đề tài cấp tỉnh đã được nghiệm thu và đánh giá chất lượng tốt góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ra cán bộ, giảng viên trong khoa đã viết được 108 bài báo đăng tại các tạp chí có uy tín, trong đó có 35 bài đăng tại các tạp chí Quốc tế.

Đối với công tác giảng dạy, khoa Nông lâm chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy theo hình dạy tại cơ sở, tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trại, trạm, các công ty, để kết hợp được học tập và trải nghiệm thực tế. Đến năm 2018 khoa Nông Lâm đã liết kết với 35 công ty, doanh nghiệp, trại trạm, 5 cơ sở giáo dục có uy tín để liên kết trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành thực tập, trại nghiệm thực tế. Với hình thực đào tạo giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành trên các trang thiết bị, công nghệ mới là cơ hội để sinh viên tiếp cận được kiến thức nhanh nhất gắn kết với các hoạt động sản xuất hiện nay.

Đồng hành với các hoạt động đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo. Trong nhưng năm gần đây Khoa chủ trương tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đến năm 2020 khoa đã chủ động liên kết các doanh nghiệp để tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường. Kết quả 100% sinh viên ra trường có cơ hội việc làm, mức thu nhập từ 6 đến 15 triệu đồng/tháng. Sinh viên các ngành Bác sỹ thú y, Quản lý đất đai, Khoa học Cây trồng, Lâm nghiệp là các khối ngành có cơ hội việc làm tốt nhất hiện nay tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sách, Bất động sản, Thú ý, Chăn nuôi đang phát triển nhanh chóng, nên nhu cầu sử dụng lao động có trình độ ngày càng nhiều, đây là cơ hội để khoa tích cực chủ động đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.  

Mọi có gắng của tập thể cán bộ, giảng viên trong 15 năm trên chẳng đường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp đã được Đảng ủy - BGH nhà trường đánh giá và ghi nhận qua các thành tích đạt được của tập thể và cá nhân. Năm 2009-2010, 2010-2011, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018;2019-2020 tập thể khoa Nông Lâm được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Nhìn lại chẳng đường đã qua, Khoa Nông Lâm đã tạo dựng được những thành tựu và kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ, phát triển chương trình đào tạo, tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để thực sự trở thành một khoa mạnh về đào tạo và nghiên cứu khoa học, có đội ngũ mạnh về chuyên môn, vững vàng về chính trị, có nhiệt huyết và sức sáng tạo trong nghề nghiệp, biết sáng tạo và cống hiến trên mặt trận giáo dục, đòi hỏi công tác xây dựng đội ngũ càng phải xứng tầm hơn nữa. Vì vậy, những định hướng phát triển của Khoa Nông lâm trong giai đoạn tới sẽ là tiền đề để khoa xây dựng và phát triển một cách toàn diện đó là:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa thành một tập thể đoàn kết, gắn bó với nhiệm vụ chính trị giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên. Phấn đấu đên năm 2025 tỉ lệ tiến sĩ chiếm 40% cán bộ giảng dạy của khoa.

- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảng dạy phương pháp, kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức thay vì truyền thụ tri thức trực tiếp.  

- Mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo với các nhà khoa học trong và ngoài nước, các trường, viện nghiên cứu nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ giảng dạy vừa có chuyên môn giảng dạy vừa có khả năng nghiên cứu ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng. Kết hợp tốt giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ. Trong thời gian tới khoa đang hướng các đề tài mang tính ứng dụng và giá trị kinh tế cao, gắn với nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ kinh tế - xã hội địa phương.

- Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện, thực sự tạo ra động lực cho sức sáng tạo và tôn vinh các giá trị lao động của tuổi trẻ, một môi trường tự học tập và nghiên cứu khoa học tốt cho sinh viên được đánh giá khách quan, công bằng, tạo ra được chuỗi giá trị đào tạo từ kiến thức đến kỹ năng sống một cách cân bằng.

- Tham mưu cho nhà trường tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo khác theo hướng phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học, nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo các mã ngành của khoa, xây dựng và hoàn chỉnh lại chương trình đào tạo đại học trên cơ sở đổi mới, giảm thời lượng lý thuyết tăng thời lượng thực hành, cập nhật các chương trình đào tạo tiên tiến và gắn kết với nhu cầu xã hội.

- Tập trung nhận lực, trí tuệ, vật lực, tài lực để các bộ môn trong khoa tổ chức được nhiều hội nghị khoa học, sinh hoạt học thuật, hội nghị chuyên môn theo từng năm học, nhằm giải quyết được các vấn đề chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu dạy và học hiện nay, cũng như yêu cầu về chất lượng người lao động sau khi ra trường...

- Xây dựng đề án phát triển Trung tâm thực nghiệm (trại trường) gắn với nhiệm vụ thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học sinh, sinh viên.

Trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, Ban giám hiệu, sự phối hợp, cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, đơn vị, của cán bộ toàn trường…Các thế hệ cán bộ, giảng viên khoa đã nổ lực cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhìn lại chẳng đường đã đi qua và đứng trước những thời cơ mới, tập thể cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Khoa Nông Lâm cần phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng phấn đấu xây dựng Khoa Nông Lâm ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng trường Đại học Kinh tế Nghệ An ngày càng vững mạnh.


Bài viết khác