Những ưu việt trong hạch toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo thông tư 107 so với chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp cũ

Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế của Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 185/2010/TT-BTC về quy định hạch toán kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp.

Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế của Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 185/2010/TT-BTC về quy định hạch toán kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Với những điểm mới quan trọng tại thông tư 107/2017/TT-BTC về phương pháp hạch toán kế toán sẽ giúp đơn vị ghi nhận và quản lý tài chính đầy đủ, chặt chẽ hơn. Sau đây tác giả trình bày những dạng nghiệp vụ điển hình thay đổi có tính ưu việt:

1. Đối với nghiệp vụ rút dự toán ngân sách

- Rút tạm ứng dự toán ngân sách: Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định cũ. Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn khi rút tạm ứng dự toán ngân sách về quỹ tiền mặt thì đơn vị sẽ ghi tăng tài khoản tiền mặt (TK 111) và ghi tăng tài khoản tạm thu, chi tiết là kinh phí hoạt động bằng tiền (TK 3371). Khi sử dụng tiền tạm ứng này chi cho hoạt động của đơn vị thì mới được ghi tăng thu (TK loại 5). Mục đích của việc sử dụng tài khoản tạm thu làm trung gian là để phân biệt chi tạm ứng với thực chi.

Chẳng hạn với nghiệp vụ phát sinh:

  1. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động thường xuyên trong năm về nhập quỹ tiền mặt 40.000.000

Kế toán ghi nhận theo thông tư 107:

  1. Nợ TK 1111: 40.000.000

Có TK 3371: 40.000.000

b. Ghi Có TK 008211: 40.000.000

    2)  Xuất quỹ tiền mặt chi phục vụ cho hoạt động hành chính thuộc nguồn NSNN

mà đơn vị đã tạm ứng 10.000.000.

          a.  Nợ TK 611: 10.000.000

                    Có TK 1111: 10.000.000

  1. Nợ TK 3371: 10.000.000

Có TK 511: 10.000.000

- Rút thực chi dự toán ngân sách: Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã thay đổi từ cách ghi nhận tăng nguồn kinh phí (TK 461) thành tăng thu ngân sách (TK 511). Xét về bản chất, khi đơn vị rút dự toán để thực chi thì nguồn của đơn vị không tăng lên mà nguồn của đơn vị chỉ tăng lên khi khoản đó là của đơn vị, tức là khoản chênh lệch thu – chi còn lại mà đơn vị được toàn quyền sử dụng nên sự thay đổi này là phù hợp.

Chẳng hạn nghiệp vụ:  Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên dưới hình thức thực chi trả tiền tiếp khách cho nhà hàng A, số tiền 1.200.000đ

Kế toán ghi nhận theo thông tư 107:

a.     Nợ TK 611: 1.200.000

Có TK 511: 1.200.000

     b. Ghi Có TK 008: 1.200.000

- Rút dự toán ngân sách mua vật tư nhập kho: Mục đích của vật tư mua về phải nhập kho là để xuất dùng dần, tuy nhiên quy định cũ hướng dẫn ghi tăng nguồn kinh phí tương ứng với giá trị nhập kho và trong năm đó sẽ ghi tăng chi phí tương ứng với giá trị đã mua bất kể thực tế đã xuất ra sử dụng hết hay chưa thông qua nghiệp vụ xuất kho. Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu và chi theo thực tế sử dụng, Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn không ghi tăng nguồn kinh phí mà ghi tăng khoản kinh phí nhận trước chưa ghi thu (TK 366). Căn cứ vào số vật tư đã xuất ra sử dụng trong năm, đơn vị mới kết chuyển từ tài khoản các khoản nhận trước chưa ghi thu (TK 366) sang các tài khoản thu (tài khoản loại 5) tương ứng.

Chẳng hạn nghiệp vụ:  Rút dự toán chi hoạt động trường xuyên trong năm để mua nguyên vật liệu nhập kho, Giá mua theo hóa đơn 3.500.000

Theo thông tư 107, kế toán sẽ ghi nhận:

a.     Nợ TK 152: 3.500.000

Có TK 366: 3.500.000

b.     Ghi Có TK 008: 3.500.000

Trong năm, khi xuất vật liệu sử dụng: Xuất vật liệu trị giá xuất kho 2.000.000 dùng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp.

Kế toán ghi nhận:

Nợ TK 611: 2.000.000

     Có TK 152: 2.000.000

Cuối năm, căn cứ vào giá trị vật tư đã xuất dùng trong năm giả sử 8.000.000, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 366: 8.000.000

Có TK 511: 8.000.000 

- Rút dự toán ngân sách mua tài sản cố định: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian sử dụng dài với giá trị lớn nên giá trị cần được tính hao mòn dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Vì vậy, khi hạch toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC việc ghi nhận toàn bộ nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí ngay khi đưa vào sử dụng là chưa phù hợp. Vì vậy, Thông tư số 107/2017/TT-BTC sửa đổi, quy định lại là không ghi tăng chi phí và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định mà chi ghi tăng khoản kinh phí nhận trước chưa ghi thu (TK 366) đối ứng với tài sản cố định (TK 211). Chỉ khi tính hao mòn thì kế toán mới ghi tăng chi phí (TK loại 6) và cuối năm kết chuyển số hao mòn đã tính để ghi giảm kinh phí nhận trước chưa ghi thu (TK 366) vào tài khoản thu tương ứng (Tài khoản loại 5).

Chẳng hạn nghiệp vụ:  Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm mua một máy Phô tô trang bị cho phòng hành chính, số tiền 28.000.000.

Kế toán ghi nhận:

a.     Nợ TK 211: 28.000.000

Có TK 366: 28.000.000

b.     Ghi Có TK 008: 28.000.000

Cuối năm (ngày 31/12): Tính hao mòn tài sản cố định hình thành từ nguồn NS cấp dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp là 60.000.000

Kế toán ghi nhận theo thông tư 107:

Nợ TK 366: 60.000.000

Có TK 511: 60.000.000

2. Đối với nghiệp vụ ghi tăng các khoản thu (tài khoản loại 5)

Trên thực tế, không phải khoản thu nào đơn vị cũng được giữ lại 100% để chi tại đơn vị mà có trường hợp đơn vị phải nộp một phần vào ngân sách hoặc nộp lên cấp trên. Trong khi đó, chế độ cũ hướng dẫn tất cả các khoản thu của đơn vị đều ghi tăng thu (TK 511), điều này là chưa phù hợp. Để phản ánh một cách chính xác khoản thực thu của đơn vị, Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn ghi nhận vào tài khoản tạm thu (TK 337) trước. Khi đơn vị sử dụng tiền từ các khoản thu này để chi tiêu tại đơn vị thì mới kết chuyển từ tài khoản tạm thu sang tài khoản thu tương ứng. Số phải nộp sẽ không được ghi tăng thu mà kết chuyển từ tài khoản tạm thu (TK 337) sang tài khoản phải nộp, phải trả.

  • ThS. Hoàng Thị Hiền       
  • GV Khoa Kế toán – Phân tích

Bài viết khác