Bộ môn Nguyên lý kế toán và Kiểm toán tổ chức học thuật cấp Khoa

            Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của Tổ Nguyên lý kế toán & kiểm toán năm học 2020 - 2021, được sự nhất trí của Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, BCN Khoa Kế toán – Phân tích, sáng ngày 11 tháng 12 năm 2020, tổ Nguyên lý kế toán & kiểm toán đã tổ chức chương trình học thuật cấp tổ với chủ đề RÀ SOÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN MÁY THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN

Chương trình học thuật cấp tổ: “Rà soát nội dung giảng dạy môn Nguyên lý kế toán và Kế toán máy theo định hướng tăng cường sự tích cực của sinh viên ”

Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của Tổ Nguyên lý kế toán & kiểm toán năm học 2020 - 2021, được sự nhất trí của Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, BCN Khoa Kế toán – Phân tích, sáng ngày 11 tháng 12 năm 2020, tổ Nguyên lý kế toán & kiểm toán đã tổ chức chương trình học thuật cấp tổ với chủ đề RÀ SOÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN MÁY THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN

Tham gia buổi học thuật gồm có các giảng viên Khoa Kế toán – Phân tích và toàn bộ các giảng viên Tổ nguyên lý kế toán & kiểm toán

Công tác chuẩn bị buổi sinh hoạt học thuật được thực hiện chu đáo, đầy đủ các bước theo quy định của nhà trường. Chương trình học thuật đã bám sát đề cương chi tiết

Buổi sinh hoạt Học thuật đã đạt được mục tiêu đề ra:

 + Giảm nội dung kiến thức giảng dạy trên lớp ở mức cơ bản nhất

+Tăng cường sử dụng các kỹ thuật dạy học để tạo không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi. Từ đó thúc đẩy sự tích cực của SV tương tác với giảng viên trong quá trình giảng dạy.

Nội dung học thuật có hàm lượng khoa học, đảm bảo tính chuyên môn và gây được sự hứng thú đối với người tham dự học thuật.

Trong thời gian từ 8h00 đến 11h20p, với sự làm việc nhiệt tình, hăng say các giảng viên trong Tổ đã thảo luận và thống nhất được việc phân  bổ lại bậc kiến thức giảng dạy trên lớp và thời gian của các nội dung. Nhằm giảm thiểu được nội dung giảng dạy trên lớp nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản nhất của môn học.

Tiếp đó, lần lượt các giảng viên trong Tổ đã trình bày kỹ thuật dạy học môn Nguyên lý kế toán với mục tiêu nhằm tăng sự tích cực cho sinh viên khi tiếp cận với môn kiến thức chuyên ngành đầu tiên. Ngoài việc vận dụng các kỹ thuật vào giảng dạy, các giảng viên còn chia sẻ những kinh nghiệm khi giảng dạy môn Nguyên lý kế toán, những điều mà giảng viên thấy sinh viên cần và không cần. Tất cả những ý kiến đó, được thư ký của buổi sinh hoạt học thuật ghi chép và sẽ tổng hợp gửi lên mail Tổ để các giảng viên trong Tổ tham khảo, vận dụng khi giảng dạy.

ThS. Nguyễn Thị Xuân đã trình bày một cách chi tiết khi vận dụng kỹ thật “ Tia chớp” khi giảng dạy môn Nguyên lý kế toán. Giảng viên đã phân tích được đặc thù của môn học, từ đó chỉ ra rất cụ thể cách ứng dụng kỹ thuật tia chớp vào quá trình giảng dạy.

ThS. Nguyễn Thị An với mong muốn tăng cường sự hoạt động nhóm của sinh viên nên định hướng vận dụng kỹ thuật “ Khăn trải bàn” vào một số nội dung của môn học. Đồng thời giảng viên cũng đã khẳng định việc vận dụng kỹ thuật “ khăn trải bàn” không chỉ làm tăng cường sự giao lưu, ý thức làm việc nhóm của sinh viên mà còn tăng cường sự làm việc độc lập của sinh viên

Nhằm tăng sự hưng phấn cũng như thể hiện khả năng diễn xuất của sinh viên và để tạo một sự thư giãn cho sinh viên trong giờ học. ThS. Phan Thị Thu Hiền đã trình bày kỹ thuật “Phân vai” vận dụng vào giảng dạy môn Nguyên lý kế toán. Với kỹ thuật này, giảng viên đã áp dụng tại lớp thực tế và thực sự  mang lại một không khí học tập mới cho sinh viên.

Nhưng để tiết học trên lớp đạt hiệu quả thì sự chuẩn bị nội dung của môn học ở nhà là thực sự cần thiết đối với mỗi sinh viên. Thông qua việc trình bày ứng dụng kỹ thuật “KWL” ThS. Trần Cẩm Vân đã cho thấy sự cần thiết khi ứng dụng kỹ thuật này trong xu thế tăng cường sự tự học, tự nghiên cứu của sin viên, và giảng viên là người định hướng.

Thay đổi cách dạy theo hướng tích cực thì cách đánh giá cũng phải thay đổi để phù hợp. ThS. Hà Thị Hồng Nhung đã mạnh dạn đề xuất cách đánh giá hoàn toàn mới đối với môn Nguyên lý kế toán, đó là xây dựng bộ “Hồ sơ học tập” . Và theo như sự trình bày của giảng viên, ý kiến của các giảng viên trong Tổ thì định hướng Tổ sẽ xây dựng một form bộ “Hồ sơ học tập” để tổ chức đánh giá kết quả của sinh viên trong quá trình học tập thay vì một bài kiểm tra để đánh giá.

Và với bề dày giảng dạy lâu năm nhất trong Tổ, ThS. Ngô Đình Ký đã trình bày những kinh nghiệm khi giảng dạy môn Nguyên lý kế toán. Giảng viên đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giảng dạy hiện nay. Và những kinh nghiệm của giảng viên chính là những điểm quan trọng để toàn bộ các giảng viên trong Tổ lựa chọn vận dụng thêm được nhiều kỹ thuật giảng dạy vào môn học.

Nội dung học thuật rất thiết thực, hữu ích nhằm giúp cho các giảng viên trong tổ có thể trao đổi chuyên môn và vận dụng trong thực tế giảng dạy, thu hút được sự hứng thú cao đối với người tham dự học thuật.  Đặc biệt với sự thống nhất cao, Tổ đã đạt được mục tiêu của buổi sinh hoạt học thuật đã đề ra.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC THUẬT

Tổ Nguyên lý Kế toán & Kiểm toán


Bài viết khác