Một vài nét về công tác văn thư- lưu trữ trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay

       Quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa nền kinh tế tăng tốc mà còn mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho nước ta. Trong đó có sự ảnh hưởng, thúc đẩy đến ngành công tác văn thư lưu trữ. Công tác văn thư lưu trữ ngày càng được củng cố cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, công tác văn thư càng phải được đổi mới và nâng cao hơn nữa

      Quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa nền kinh tế tăng tốc mà còn mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho nước ta. Trong đó có sự ảnh hưởng, thúc đẩy đến ngành công tác văn thư lưu trữ. Công tác văn thư lưu trữ ngày càng được củng cố cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, công tác văn thư càng phải được đổi mới và nâng cao hơn nữa.

      Ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C/VP ngày 3/1/1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người chỉ rõ:  “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và đánh giá: “Tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình, kế hoạch công tác và phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật. Do đó, việc lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết sức quan trọng”.

Ảnh: Cán bộ Văn thư đang nhập dữ liệu vào máy tính

 

        Trên thực tế có thể thấy được rằng công tác văn thư ngày càng được củng cố cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, công tác văn thư càng phải được đổi mới và nâng cao để có thể bắt kịp với xu thế của thời đại.

        Đổi mới công tác văn thư trong giai đoạn hội nhập quốc tế là điều khách quan. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tác động lớn đến các quy trình quản lý, từ đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính cũ, phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí lại nhân sự để theo kịp với những tiến bộ chung của thế giới. Theo đó, việc đổi mới công tác văn thư - đổi mới toàn bộ công việc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm bảo đảm thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức là điều kiện tiên quyết trong quá trình hội nhập.

          Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của hệ thống hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải từng bước hiện đại hóa nền hành chính, chuyển bộ máy nhà nước với chức năng cai trị thuần tuý sang bộ máy phục vụ nhân dân. Muốn thực hiện được điều này phải đồng thời tiến hành rất nhiều các biện pháp như:

  • Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo,
  •  Điều hành của hệ thống hành chính nhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước;
  •  Áp dụng, triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp… yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện công tác văn thư. 

Ảnh: Ứng dụng CNTT trong công tác văn thư

   Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan để đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động quản lý.

Ảnh, tin bài: Thảo Chi

 


Bài viết khác