Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tỉnh Nghệ An

          Trong năm 2019, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo giảm từ 3,8% năm 2018 xuống còn 3,2% năm 2019 (giảm 0,6%) và dự báo sẽ tăng nhẹ ở các năm sau đó. Tình hình trong nước năm 2019 có sự tăng trưởng ngoài dự báo của các chuyên gia WB, IMF, năm nay tăng trưởng trong nước ước đạt 7,05%, tính đến nay Chính phủ dự kiến hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2019. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: không có nhiều sản phẩm mới ngành công nghiệp mang giá trị lớn, ngành sản xuất điện giảm, tôn Hoa Sen giảm mạnh, một số sản phẩm chủ yếu đã khai thác tối đa công suất; thời tiết diễn biến bất thường, hạn hán kéo dài, mưa lũ; dịch bệnh xảy ra trên cây trồng và vật nuôi đặc biệt dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên diện rộng và chưa được khống chế; … chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2019, như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019

 

 

Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 so với cùng kỳ năm trước (%)

6 tháng đầu năm 2019

6 tháng cuối năm 2019

Cả năm 2019

Tổng số

107,52

109,68

108,64

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

105,45

104,62

105,08

- Công nghiệp – xây dựng

110,38

116,64

113,90

    Trong đó: Công nghiệp

112,81

119,14

116,47

- Dịch vụ

107,02

106,84

106,93

- Thuế sản phẩm – trợ cấp SP

107,28

110,64

108,87

          Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 ước đạt 82.329 tỷ đồng, tăng 8,64% so với năm 2018, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 17.581,9 tỷ đồng, tăng 5,08%; khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 25.074,5 tỷ đồng, tăng 13,90%; khu vực dịch vụ ước đạt 35.521,3 tỷ đồng, tăng 6,93% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4.151,4 tỷ đồng tăng 8,87%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay tăng thấp hơn tốc độ tăng của năm 2018 là 0,02% (năm 2018 tốc độ tăng trưởng đạt 8,66%). Tốc độ tăng trưởng năm 2019 tăng thấp hơn năm 2018 là do các nguyên nhân sau: khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 1,71% (riêng công nghiệp giảm 4,73%), khu vực dịch vụ giảm 0,01%. Bên cạnh đó, các khu vực tăng chiếm tỷ trọng thấp hơn khu vực giảm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,11% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,21%,

          Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 tăng 8,64%, không đạt kế hoạch đề ra, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 7,52%, 6 tháng cuối năm tăng 9,68%. Nguyên nhân do 6 tháng cuối năm ngành công nghiệp và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng mạnh, 6 tháng đầu năm ngành công nghiệp tăng 12,81% nhưng 6 tháng cuối năm tăng 19,14%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6 tháng đầu năm tăng 7,28%, 6 tháng cuối năm tăng 10,64%.

          Trong 8,64% mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đóng góp 1,12 điểm %; khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 4,04 điểm % (trong đó ngành công nghiệp đóng góp 2,64 điểm %); khu vực dịch vụ đóng góp 3,04 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 0,44 điểm %.

          Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khá với mức tăng 5,08% cao hơn mức tăng của năm 2018 (3,97%). Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng do các nguyên nhân sau: Tổng diện tích các loại cây ăn quả lâu năm ước đạt 22.792 ha, tăng 3,80% (+ 834,01 ha) so với chính thức năm 2018. Các sản phẩm cây lâu năm đều tăng hơn cùng kỳ năm trước như cam tăng 13,28%, bưởi tăng 16,31%, … Bên cạnh đó ngành chăn nuôi năm nay có nhiều biến động, sản lượng xuất chuồng tăng như trâu xuất chuồng tăng 5,16% (+806 tấn), bò xuất chuồng tăng 5,01% (+1.080 tấn), gà xuất chuồng tăng 9,25% (+4.942 tấn), do đó giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp tăng mạnh. Ngành Lâm nghiệp và Thủy sản cũng có mức tăng khá cao, do sản phẩm của các ngành tăng như sau: sản lượng gỗ khai thác năm 2019 ước đạt 1,11 triệu m3 tăng 14,86% so với năm trước, ngành thủy sản có sản lượng ước đạt 223,2 nghìn tấn, tăng 10,31%.

          Khu vực công nghiệp – xây dựng giá trị tăng thêm tăng 13,90% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của năm 2018 (15,61%), trong đó ngành công nghiệp tăng 16,47% thấp hơn năm 2018 (21,20%) do trong năm hạn hán xẩy ra trên diện rộng gây nên tình trạng thiếu nước cho phục vụ sản xuất điện, giảm 6,56%, ống thép hoa sen, giảm 14,73%, …

          Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng đạt 6,93% so cùng kỳ năm 2018 (thấp hơn năm 2018 là 0,01%, năm 2018 có mức tăng là 6,94%), trong đó doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 63.620,2 tỷ đồng, tăng 13,9%, luân chuyển hành khách tăng 16,95%; dịch vụ lưu trú và ăn uống du lịch lữ hành ước đạt 8.990 tỷ đồng, tăng 13,67%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 2.299 tỷ đồng, tăng 4,76%; doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 1.132 tỷ đồng, tăng 14,55%; doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 1.107 tỷ đồng, tăng 19,62%; … Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, nợ xấu giảm, những người làm công ăn lương được tăng lương cơ sở từ 1/7/2019.

          Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,87% do nhiều lĩnh vực thuế đạt thấp như thu từ doanh nghiệp trung ương quản lý giảm 0,9%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,60%.

          Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 22,75% năm 2018 xuống còn 22,04% năm 2019; ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 27,34% lên 29,40%; ngành dịch vụ giảm từ 44,92% xuống 43,57%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 4,98% lên 5%.

2. Tài chính, ngân hàng

          Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2019 ước đạt 15.500 tỷ đồng, bằng 114,83% dự toán cả năm và tăng 10,16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa ước đạt 13.800 tỷ đồng, bằng 116,97% dự toán và tăng 10,41%. Thu ngân sách năm nay tăng cao, và vượt dự toán giao từ đầu năm: Thu từ doanh nghiệp địa phương quản lý bằng 100% dự toán và tăng 8,86%; Thu từ khu vực CTN-DV ngoài quốc doanh bằng 104,68% dự toán và tăng 8,69%; Thu phí và lệ phí bằng 101,96% dự toán và tăng 4,68%. Bên cạnh đó có một số khoản thu so với cùng kỳ giảm như: Thu từ doanh nghiệp trung ương quản lý bằng 100,74% dự toán, giảm 0,9%; Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng 88,46% dự toán, giảm 1,6%; Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước bằng 116,67% dự toán, giảm 2,7%; Thu khác ngân sách bằng 118,56% dự toán, tăng 8,56%; Thu xổ số kiến thiết bằng 87,57% dự toán, giảm 15,02%.

          Tổng chi ngân sách năm 2019 ước đạt 24.945,4 tỷ đồng, bằng 102,47% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển 5.656,37 tỷ đồng, bằng 108,92% dự toán; chi thường xuyên 18.878,30 tỷ đồng, bằng 100,74% dự toán. Chi thường xuyên chủ yếu tập trung chi lương và các khoản có tính chất lương, đảm bảo hoạt động có tính chất thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế. Các khoản chi quan trọng trong chi thường xuyên đều bảo đảm như: Chi sự nghiệp kinh tế 1.990,53 tỷ đồng, bằng 106,24% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục 8.046,1 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; chi sự nghiệp y tế 2.109,5 tỷ đồng, bằng 100%; chi đảm bảo xã hội 1.178 tỷ đồng, bằng 101,84% dự toán và chi quản lý hành chính 3.408,7 tỷ đồng, bằng 100% dự toán.

          Trong năm 2019, nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng khá và tăng hầu hết ở các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 138.446,8 tỷ đồng, tăng 14,8% so với đầu năm (+17.816 tỷ đồng); chủ yếu tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm do khối lượng tiền nhàn rỗi trong dân nhiều. Dư nợ cho vay trên địa bàn ước đạt 208.890 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm (+16.345 tỷ đồng). Đến thời điểm 31/12/2019, tổng nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt là 1.962 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,94% tổng dư nợ (tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 là 0,92%).

3. Chỉ số giá

          Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2019, tăng 1,79% so với tháng trước, tăng 4,59% so với tháng 12 năm 2018. Có 7/11 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng so với tháng 11/2019: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 4,65%; May mặc, mũ nón, giày dép, tăng 0,74%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD, tăng 0,04%; Thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,16%; Giao thông, tăng 0,44%; Văn hóa, giải trí và du lịch, tăng 0,35%; Hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 0,09%. Bên cạnh đó có nhóm hàng giảm: Đồ uống và thuốc lá, giảm 0,12%. Có một số nhóm hàng hóa giữ nguyên như: Thuốc và dịch vụ y tế, Giáo dục, Bưu chính viễn thông.

          Bình quân chung 12 tháng năm 2019 chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,95% so với cùng kỳ, Có 10/11 nhóm hàng chỉ số giá tăng so với cùng kỳ: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 2,58%; Đồ uống và thuốc lá, tăng 2,38%; May mặc, mũ nón, giày dép, tăng 1,84%; Thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,36%; Thuốc và dịch vụ y tế, tăng 3,98%; Giao thông, tăng 0,13%; Bưu chính viễn thông, tăng 0,01%; Giáo dục, tăng 5,11%; Văn hóa giải trí và du lịch, tăng 3,96%; Hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 2,59%. Bên cạnh đó có 01 nhóm có chỉ số giá giảm: Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD, giảm 0,05%.

          Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ không sử dụng để tính Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá vàng giảm 0,14%, so với tháng trước. So với cùng kỳ, tăng 13,72%, bình quân cùng kỳ, tăng 6,37%. Chỉ số giá đô la Mỹ, giảm 0,08%, so với tháng trước, so với cùng kỳ giảm 0,50%. Bình quân cùng kỳ, tăng 0,89%.

4. Đầu tư, xây dựng

          Năm 2019 lĩnh vực đầu tư xây dựng tiếp tục phát triển ổn định và có nhiều khởi sắc. Vốn đầu tư phát triển tháng 12/2019 thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 498 tỷ đồng, giảm 8,62% so với cùng kỳ năm trước; quý 4/2019 ước đạt 1.464 tỷ đồng, giảm 9,8%; cộng dồn cả năm ước đạt 5.499 tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2018.

          Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý IV/2019 đạt 20.068 tỷ đồng, tăng 10,75% (+2.476,4 tỷ đồng) so với cùng quý năm trước; trong đó vốn nhà nước ước đạt 4.051,4 tỷ đồng, giảm 8,12% (Trung ương quản lý giảm 5,73%, địa phương quản lý giảm 9,54%); vốn ngoài nhà nước 15.772,5 tỷ đồng, tăng 18,50%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 243,9 tỷ đồng, giảm 39,07%. Phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý IV ước đạt 15.749,8 tỷ đồng, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm trước; vốn mua sắm tài sản cố định 2.575,5 tỷ đồng; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 1.297,1 tỷ đồng.

          Cộng dồn cả năm 2019 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 70.122,9 tỷ đồng, tăng 12,51% (+7.797 tỷ đồng) so với năm 2018; trong đó vốn nhà nước ước đạt 14.878,3 tỷ đồng, tăng 10,79% (Trung ương quản lý tăng 20,29%, địa phương quản lý tăng 5,82%); vốn ngoài nhà nước đạt 54.242,8 tỷ đồng, tăng 12,75%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.001,8 tỷ đồng, tăng 27,07%. Phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 ước đạt 60.594,2 tỷ đồng, tăng 12,86% so với năm 2018; vốn mua sắm tài sản cố định 4.721,7 tỷ đồng; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 3.180,3 tỷ đồng.

          Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn nhà nước trong kỳ chủ yếu tập trung vào các công trình các dự án trọng điểm như: Dự án đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (GĐ1), các dự án tại Cảng Hàng không Quốc tế Vinh (ống lồng, sân đỗ, nhà ga T2...), Cảng Cửa Lò (bến 6, 7, 8, ...), cầu Cửa Hội qua sông Lam, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Nhà máy sản xuất gạch Trung Đô, ... Khôi phục vùng ngập lũ tỉnh Nghệ An, Xây dựng công trình đường giao thông nối đường N5 Khu KT Đông Nam đến Hòa Sơn, Đô Lương, Đường giao thông nối QL1A - Huyện Nghĩa Đàn - Thị xã Thái Hoà, Đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền, Phát triển đô thị loại vừa tại Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vinh, Dự án Hồ chứa nước bản Mồng, Đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua Sông Lam, Cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông Nghệ An, … Cùng với đó tỉnh chỉ đạo tập trung công tác giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An.

          Các công trình dự án thuộc vốn đầu tư thực hiện khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn: Xây dựng Nhà máy Xi măng Tân Thắng, Trạm nghiền Nghi Thiết của Công ty cổ phần xi măng Sông Lam, Khu Liên hợp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô, Xây dựng xưởng sản xuất công ty cổ phần may Minh Anh, Mua sắm hệ thống máy móc dự án thủy điện Bản Mồng, Xây dựng cảng biển Hoàng Mai của Công ty cổ phần dịch vụ cảng - nghề cá Hoàng Mai, Nhà máy sản xuất gỗ ván MDF Thanh Thành Đạt, Tập đoàn VinGroup với Dự án cải tạo Khu B Quang Trung, Trung tâm thương mại Shop House Long Sơn, Khu đô thị thương mại tổng hợp TNR Star ở xã Diễn Kỷ, sân golf 18 lỗ Mường Thanh tại Diễn Lâm …

          Các dự án được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Dự án đầu tư Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1- Nghệ An, Xây dựng nhà xưởng Công ty Prex Vinh, Nhà máy sản xuất viên nén sinh khối Biomass Fuel, Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Em - Tech Vinh, Dự án Vinhtex, Dự án nhà máy may Việt Glory; Dự án Nhà máy may bao bì công nghiệp Intersack Nghệ An, Nhà máy in, thêu Dong - A, Nhà máy sản xuất giày dép da xuất khẩu của Công ty TNHH Đỉnh Vàng; Dự án tiện ích hạ tầng WHAUP Nghệ An, Nhà máy sản xuất hàng may mặc Sangwoo Việt Nam …

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

          Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.692 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 7,4% so với năm trước; Tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký đạt 15.324 tỷ đồng, tăng 49,9%, bình quân khoảng 9,05 tỷ đồng/doanh nghiệp; trong đó số chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh là 624 đơn vị, giảm 175 đơn vị. cùng với đó có 612 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại sản xuất kinh doanh, tăng 106 doanh nghiệp so với năm 2018. Số lần doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 2.696 lần, tăng 17,3%. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 99,73% đứng đầu cả nước.

          Lãnh đạo tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. UBND tỉnh tổ chức giao ban, gặp gỡ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để lắng nghe, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chất lượng dịch vụ công ngày càng được nâng cao, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên Số doanh nghiệp giải thể trong năm 2019 là 238 đơn vị, tăng 10,7% so với năm trước.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

          6.1. Sản xuất nông nghiệp

          6.1.1. Trồng trọt:

          Năm 2019 sản xuất nông nghiệp mặc dù có những  khó khăn do thời tiết, sâu bệnh gây bất lợi đến sản xuất nhưng với sự chỉ đạo điều hành tích cực của lãnh đạo chính quyền từ tỉnh đến huyện xã; Đặc biệt là Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành theo dõi sát diễn biến của các đối tượng sâu bệnh, nguồn nước trên  đồng ruộng của các địa phương xác định cụ thể những vùng có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng để tham mưu biện pháp kỹ thuật cho các cấp, các ngành. Đồng thời phối hợp kịp thời, hiệu quả trong công tác điều tiết cấp nước…. Cùng sự nỗ lực vượt khó của bà con nông dân cho nên sản xuất nông nghiệp vẫn đạt kết quả khá, năm 2019 được nhận định được mùa, trong đó vụ Đông Xuân được mùa toàn diện trên cả các lĩnh vực, diện tích, năng suất và giá tiêu thụ, cụ thể như sau:

          Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2019 ước đạt 358.682 ha, giảm 0,01%, (-27,29 ha) so cùng kỳ năm 2018. Trong đó vụ Đông Xuân toàn tỉnh đạt 187.956 ha, tăng 2,38% (+ 4.364 ha); Vụ hè thu đạt 80.599 ha, so với năm ngoái tăng 8,05%; Vụ mùa đạt 90.127 ha, chỉ bằng 86,7% (- 13.828 ha) so với năm 2018. Diện tích Vụ Mùa giảm là do đầu vụ nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho việc gieo trồng, giữa vụ thường mắc mưa, bão lụt nên tâm lí bà con nông dân bỏ vụ, bỏ đất, không đầu tư cho sản xuất vụ Mùa, cụ thể:

          Cây lương thực: Diện tích gieo trồng ước đạt 229.428 ha giảm 2,27% (- 5.339 ha) so với năm 2018. Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2019 ước đạt 1.162.198 tấn, giảm 4,42 % (- 53.740 tấn) so với năm 2018, trong đó:

          Cây lúa: Diện tích lúa cả năm đạt 181.733 ha, giảm 2,48% (- 4.625 ha) so với năm 2018. Năng suất lúa cả năm ước đạt 52,25 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha (Năng suất lúa vụ xuân năm 2019 đạt 66,18 tạ/ha; Năng suất lúa vụ hè đạt 42,45 tạ/ha; Năng suất lúa vụ mùa ước đạt 32,96 tạ/ha); Sản lượng lúa cả năm 2019 ước đạt 949.524 tấn, giảm 5,91% (- 59.600 tấn).

          Cây ngô: Diện tích gieo trồng đạt 47.675 ha, bằng 98,57% (- 689,34 ha) so với cả năm 2018, nguyên nhân là do diện tích vụ Mùa giảm 2.217 ha vì các huyện miền núi thiếu nước không gieo trỉa được. Năng suất ngô cả năm ước đạt 44,61 tạ/ha, tăng 1,85 tạ/ha so với năm trước, sản lượng ước đạt 212.674 tấn, tăng 2,83 % (+ 5.860 tấn) so với năm 2018.

          Cây lấy củ có bột: Diện tích gieo trồng đạt 19.980 ha, tăng 4,53% (+ 865 ha) so với năm 2018, trong đó:

          Khoai lang: Diện tích gieo trồng đạt 3.877 ha, giảm 213 ha; năng suất ước đạt 68,51 tạ/ha; sản lượng ước đạt 26.559 tấn, tăng 1.135 tấn so với năm 2018.

          Cây sắn: Diện tích gieo trồng đạt 14.718 ha, Năng suất bình quân ước đạt 225,47 tạ/ha, Sản lượng ước đạt 331.853 tấn. Trong đó: diện tích sắn công nghiệp ước đạt 10.256 ha, năng suất ước đạt 275,51 tạ/ha, sản lượng ước đạt 282.548 tấn; còn lại sắn thường đạt 4.463 ha, so cùng kỳ sắn thường tăng 2.977 ha do sắn công nghiệp rớt giá, xu thế người dân trồng sắn phục vụ mục đích hàng hóa và chăn nuôi.

          Cây mía: Diện tích gieo trồng ước đạt 23.213 ha, bằng 93,15% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 592,69 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.375.824 tấn, giảm 9,31%. Diện tích và sản lượng mía giảm nhiều ở một số huyện như: huyện Tân Kỳ diện tích giảm 1.232 ha, sản lượng giảm 70.396 tấn; tương tự huyện Anh Sơn diện tích giảm 437 ha, sản lượng giảm 22.833 tấn; Quỳ Châu diện tích giảm 125 ha, sản lượng giảm 7.700 tấn.

          Cây rau, đậu, hoa cây cảnh: Diện tích gieo trồng ước đạt 39.948 ha, tăng 5,46% (+ 2.070 ha) so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích rau các loại ước đạt 35.656 ha; năng suất ước đạt 148,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 529.835 tấn, tăng 13,24%; Đậu các loại, diện tích cả năm ước đạt 3.905 ha, giảm 8,44%. Tuy vậy thời tiết khô ráo phù hợp cho cây họ đỗ phát triển nên diện tích đậu cả năm đạt 9,57 tạ/ha, sản lượng ước đạt 3.736 tấn, tăng 22,11% và sản lượng tăng 11,8%; Hoa các loại: diện tích ước đạt 387 ha, do nhu cầu thiết yếu của thị trường, xu thế tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, đã xuất hiện một số vùng chuyển đổi diện tích cây màu sang trồng hoa chuyên canh, so với cùng kỳ diện tích hoa các loại tăng 210 ha (+ 119,1%).

          Cây lạc diện tích gieo trỉa ước đạt 13.382 ha, giảm 5,36% (-758 ha) so với năm 2018; năng suất ước đạt 28,68 tạ/ha, sản lượng ước đạt 38.384 tấn, tăng 4,88% (+ 1.786 tấn).

          Tổng diện tích cây lâu năm 2019 ước đạt 49.481 ha, tăng 2,61% (+ 1259 ha) so với chính thức năm 2018, cụ thể một số nhóm cây trồng chính như sau: Cây ăn quả lâu năm ước đạt 22.792 ha, tăng 3,80% (+ 834 ha), một số cây lâu năm có sản lượng đạt khá như dứa 24.956 tấn, tăng 11,98%; mít 4.172 tấn, tăng 7,42%; cam 53.752 tấn, tăng 13,28%; bưởi 9.262 tấn, tăng 16,31%; …

          6.1.2. Chăn nuôi:

          Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2019, tổng đàn trâu có 272.953 con, giảm 0,36% (- 992 con) so với cùng kỳ năm 2018, tổng đàn bò có 474.875 con, tăng 1,94% (+ 9.056 con), trong đó: bò sữa 55.050 con, giảm 6,78% (-4.007 con), trong bò sữa có bò cái sữa ước đạt 35.335 con, tăng 5,44% (+ 1.823 con). Sản lượng xuất chuồng tăng khá, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2019 ước đạt 16.433 tấn, tăng 5,16% (+806 tấn) so với năm trước; sản lượng bò xuất chuồng cả năm 2019 ước đạt 22.638 tấn, tăng 5,01% (+1.080 tấn); sản lượng sữa tươi cả năm ước đạt 220.878 tấn, tăng 5,81% (+12.119 tấn). Nguyên nhân sản lượng xuất chuồng tăng khá do nhu cầu tiêu thụ thịt trâu, thịt bò tăng, được giá, mặt khác sức kéo của trâu bò dần được thay thế bằng máy cày, bừa nên chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là chăn nuôi vỗ béo lấy thịt.

          Cũng theo kết quả điều tra 01/10/2019, tổng đàn lợn năm 2019 ước đạt 935.130 con, giảm 10,12% (- 105.346 con) so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn lợn giảm do ảnh hưởng từ dịch tả lợn Châu Phi, nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển sang đầu tư các loại vật nuôi khác vì vậy tổng đàn gia cầm tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó tình hình chăn nuôi cũng như nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm luôn ổn định, chi phí đầu tư thấp, có thể tận dụng thức ăn sẵn có của gia đình, đỡ tốn công chăm sóc. Hơn nữa cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các chủ trang trại đã đầu tư dây chuyền tự động trong quá trình chăn nuôi như dây chuyền tự động chuyển thức ăn, nước uống vào cho gà thay vì con người phải làm hàng ngày, vừa tăng năng suất lại giảm bớt chi phí về nhân công.

          Tình hình diễn biến dịch bệnh lợn châu Phi: Tính từ thời điểm dịch tả lợn Châu Phi bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến ngày 14/12/2019, dịch đã xảy ra tại 20.746 hộ, 2.508 xóm, 366 xã trên địa bàn 21 huyện, thành phố, thị xã. Tổng số lợn đã tiêu huỷ là 92.975 con, tổng trọng lượng là 4.710 tấn. Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng, ngành chức năng tỉnh đã lập hàng chục trạm kiểm dịch động vật, kiểm soát toàn bộ lợn lưu thông trên địa bàn tỉnh, thực hiện tiêu độc, khử trùng, kêu gọi người dân thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

          Bên cạnh đó xảy ra một số ổ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như: ký sinh trùng đường máu, tiêu chảy, tụ huyết trùng lợn, cúm gia cầm, ... trên địa bàn các địa phương trong tỉnh. Các dịch bệnh xảy ra rải rác, nhỏ lẻ, không lây lan thành dịch lớn.

          6.2. Sản xuất lâm nghiệp

          Diện tích trồng rừng mới tập trung quý 4/2019 ước đạt 7.047 ha, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2018; tính chung cả năm 2019 ước đạt 19.424 ha, tăng 0,57%; trong đó trồng rừng phòng hộ ước đạt 165 ha, rừng sản xuất 19.232 ha. Trong quý 4/2019 cũng đã trồng được 2.492 nghìn cây phân tán, cả năm 8.770 nghìn cây. Diện tích rừng giao khoán bảo vệ đã giao được 956.705 ha, khoanh nuôi tái sinh 67.420 ha và rừng trồng được chăm sóc 58.120 ha. Sản xuất cây giống phục vụ công tác trồng rừng quý 4/2019 ước đạt 24.505 nghìn cây, cả năm 242.910 nghìn cây, giảm 0,93% so với năm 2018.

          Sản lượng khai thác lâm sản quý IV và cả năm đạt khá, quý IV/2019 gỗ khai thác các loại ước đạt 295.798 m3, tăng 15,86% (+40.491 m3); củi khai thác 187.884 ste, tăng 1,46% (+2.710 ste). Tính chung cả năm gỗ các loại khai thác 1,110 triệu m3, tăng 14,86% (+143.714 m3) so với năm trước; củi 1,04 triệu ste, tăng 0,62% (+6.380 ste); nứa hàng 31.997 nghìn cây, tăng 2,54%; măng tươi 41.078 tấn, tăng 1,14%; các sản phẩm khác như luồng vầu, nhựa thông, lá dong, rau rừng đều tăng hơn so với năm trước.

          Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 25 vụ cháy rừng tăng 19,05% (+ 4 vụ) so với năm 2018, diện tích có rừng bị thiệt hại là 46,65 ha, nguyên nhân xẩy ra nhiều vụ cháy rừng hơn năm 2018, do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, có nhiều đợt nắng nóng kết hợp gió tây nam kéo dài gay gắt hơn các năm trước, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến công tác PCCCR.

          Trong năm 2019 lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ, xử lý 503 vụ vi phạm lâm luật giảm 10,34% (- 58 vụ) so với năm 2018, trong đó: Vi phạm phá rừng trái phép 115 vụ; Vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản khác 27 vụ; Vi phạm động vật hoang dã 11 vụ; Vi phạm PCCCR 10 vụ; Vi phạm mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép: 163 vụ; Vi phạm khác: 177 vụ. Tịch thu 644 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 4.685 triệu đồng.

          6.3. Sản xuất thủy sản

          Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản (không tính nuôi trong lồng, bè, bể, bồn) năm 2019 ước đạt 21.349 ha, tăng 0,21% (+ 44 ha) so với năm 2018. Trong đó: diện tích nuôi tôm 2.277 ha, tăng 5,86%; diện tích nuôi cá 18.860 ha, giảm 0,4% và thủy sản khác 212 ha. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản hiện có 1.138 lồng (48.792 m3), tăng 202 lồng (+16.278 m3) so với cùng kỳ năm trước, số lồng bè tăng chủ yếu ở huyện Nghi Lộc, Hoàng Mai, Cửa Lò để nuôi trồng nước mặn và Quế Phong, Tương Dương để nuôi trồng trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và Hủa Na. Nuôi bể bồn với thể tích 15.571 m3, tăng 10.848 m3.

          Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong quý IV và cả năm 2019 tăng khá do thời tiết tương đối thuận lợi cho ngư dân ra khơi, thời gian bám ngư trường nhiều hơn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý IV ước đạt 14.637 tấn, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thủy sản khai thác đạt 41.304 tấn, tăng 14,02%. Tính chung tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản quý IV ước đạt 55.941 tấn, tăng 10,54%. Cộng dồn cả năm 2019 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 223.198 tấn, tăng 10,31% so với năm 2018, trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 168.160 tấn, tăng 12,58% và sản lượng thủy sản nuôi trồng 55.038 tấn, tăng 3,91%.

          Sản lượng khai thác thủy sản tăng mạnh do người dân đã huy động mọi nguồn lực đóng nhiều tàu mới có công suất lớn để khai thác xa bờ thay thế những tàu cũ, công suất nhỏ. Tổng số tàu, thuyền khai thác hải sản có động cơ là 4.239 chiếc, giảm 3,75% (-165 tàu), với công suất 645.761 CV, tăng 3,95% (+ 24.527 CV).

          Để đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh, công tác sản xuất, phân phối giống thủy sản cũng phát triển khá, quý IV/2019 số con giống ước sản xuất, phân phối 794 triệu con, ước cả năm 2019 sản xuất, phân phối 3.256 triệu con, tăng 13,69%.       

7. Sản xuất công nghiệp

          Trong quý 4/2019, ngành công nghiệp Nghệ An có bước phát triển khá, một số nhà máy đã đi vào hoạt động từ những năm trước phát huy tốt công suất thiết kế như: xi măng Sông Lam, Sữa TH, bia. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12/2019 ước tính tăng 17,07%, trong đó ngành khai khoáng tăng 10,79%; ngành chế biến chế tạo tăng 5,75%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,06%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 0,59%. Tính chung chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) quý 4/2019 tăng 16,59% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 8,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,22%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,54% do trong kỳ thời tiết mưa ít, lượng nước trong hồ ít ảnh hưởng đến sản xuất điện; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,49%.

          Nhiều sản phẩm chủ yếu trong quý 4/2019 có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: đá xây dựng 699,03 nghìn m3, tăng 8,38%; sữa tươi 53,16 triệu lít, tăng 19,53%; sữa chua 9.404 tấn, tăng 24,61%; Bia đóng lon 28,42 triệu lít, tăng 53,98%; xi măng 1,64 triệu tấn, tăng 25,24%; cửa bằng sắt thép 549,73 nghìn m2, tăng 8,25%; ... Bên cạnh đó trong quý có nhiều sản phẩm chủ yếu giảm sút như: Đá phiến, giảm 25,3%; Đường RS, giảm 3,18%; Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn), giảm 25,9%; Sản phẩm in khác, giảm 13,63%; Hộp lon bia, giảm 30,61%; Nắp lon bia, giảm 80,52%; Điện sản xuất, giảm 1,2%; Dịch vụ làm sạch bể phốt và bể chứa, giảm 23,88%; ...

          Năm 2019 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,53% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,05%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,46%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3,82%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,49%.

          Trong năm một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như sữa tươi 200,9 triệu lít, tăng 14,59%; sữa chua 38 nghìn tấn, tăng 20,93%; đường kính 126,2 nghìn tấn, tăng 5,85%; Thức ăn cho gia súc 133,9 nghìn tấn, tăng 28,61%; xi măng 6,24 triệu tấn, tăng 38,19%; Loa 130,4 triệu cái, tăng 33,91%; Bộ sa lông 23,7 nghìn bộ, tăng 15,29%; điện thương phẩm 3.431,3 triệu kwh, tăng 10,58%; Nước uống được 29,88 triệu m3, tăng 6,38%; …Bên cạnh đó có nhiều sản phẩm chủ yếu giảm sâu như: Đá xây dựng khác, giảm 4,22%; Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn), giảm 15,75%; Ống thép Hoa sen, giảm 14,73%; Tôn lợp, giảm 15,26%; Hộp lon bia, giảm 38,84%; Nắp lon bia, giảm 66,71%; Bộ phận của đồ nội thất bằng vật liệu khác (trừ gỗ và các vật liệu tương tự), giảm 10,64%; Điện sản xuất, giảm 6,56%; …

8. Hoạt động thương mại, dịch vụ

          Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12/2019 theo giá hiện hành ước đạt 5.638 tỷ đồng, tăng 14,36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong quý 4/2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.741 tỷ đồng, tăng 14,00% so với cùng năm 2018, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa cả năm 2019 ước đạt 63.620 tỷ đồng, tăng 13,90% so với năm 2018. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước 2.358 tỷ đồng, tăng 2,47%; thành phần kinh tế ngoài nhà nước 60.713 tỷ đồng, tăng 14,34%, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 549 tỷ đồng. Chia theo nhóm hàng bán lẻ thì nhóm lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu trong kỳ ước đạt 20.202 tỷ đồng, tăng 18,98% so với năm 2018; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 7.965 tỷ đồng, tăng 7,11%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng 4.363 tỷ đồng, tăng 3,25%; ô tô các loại 9.853 tỷ đồng, tăng 11,02%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) 4.641 tỷ đồng, tăng 11,49%; xăng dầu 6.160 tỷ đồng, tăng 31,03%...

          Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 12/2019 ước đạt 679 tỷ đồng, tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước; quý IV/2019 ước đạt 2.072 tỷ đồng, tăng 12,30%. Cộng dồn cả năm 2019 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 8.990 tỷ đồng, tăng 13,67% so với năm 2018; trong đó dịch vụ lưu trú phục vụ 6.613,6 nghìn lượt khách, tăng 12,38% so với năm 2018 (trong đó có: 4.794,4 nghìn lượt khách ngủ qua đêm, trong đó có 144 nghìn lượt khách quốc tế) với doanh thu 1.401 tỷ đồng, tăng 12,78%; dịch vụ ăn uống 7.415 tỷ đồng, tăng 13,84%; dịch vụ du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch 174 tỷ đồng, tăng 13,61%.

          Doanh thu hoạt động dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành) tháng 12/2019 ước đạt 552,6 tỷ đồng, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm 2018; quý IV/2019 ước đạt 1.631,7 tỷ đồng, tăng 13,24%. Tính chung cả năm 2019 ước đạt 6.352,5 tỷ đồng, tăng 11,07%; trong đó kinh doanh bất động sản 2.299 tỷ đồng, tăng 4,76%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1.131,9 tỷ đồng, tăng 14,55%; dịch vụ y tế và hỗ trợ 1.107,2 tỷ đồng, tăng 19,62%; dịch vụ vui chơi giải trí 503,6 tỷ đồng, tăng 15,69%…

          Hoạt động kinh doanh vận tải quý IV và cả năm 2019 đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và đi lại của dân cư nhất là trong ngày tết, ngày lễ, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động vận tải thường xuyên được duy trì nên đã hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng chèn khách, ép giá, đảm bảo giao thông thông suốt.

          Vận chuyển hành khách tháng 12/2019 ước đạt 7.971 nghìn lượt khách, tăng 18,66% so với cùng kỳ năm 2018 và 642,17 triệu lượt khách.km, tăng 17,67%; quý IV/2019 ước đạt 23.257 nghìn lượt khách, tăng 17,52% so với cùng quý năm 2018 và 1.903 triệu lượt khách.km, tăng 17,23%. Tính chung cả năm 2019 khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 98,66 triệu lượt khách, tăng 17,20% so với năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển 8.079,3 triệu lượt khách.km, tăng 16,95%.

          Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 12/2019 ước đạt 7.790 nghìn tấn, tăng 18,67% so với cùng kỳ năm trước và khối lượng luân chuyển ước đạt 308,11 triệu tấn.km, tăng 19,08%; quý 4/2018 ước đạt 22,9 triệu tấn, tăng 18,21% so với cùng quý năm trước và 882 triệu tấn.km, tăng 17,72%. Tính chung cả năm 2019 khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 90 triệu tấn, tăng 17,72% so với năm 2018; khối lượng luân chuyển hàng hóa 3.593 triệu tấn.km, tăng 17,17%.

          Doanh thu vận tải, bốc xếp tháng 12/2019 ước đạt 919,8 tỷ đồng, tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2018; quý 4/2019 ước đạt 2.658 tỷ đồng, tăng 16,84% so với cùng quý năm 2018. Tính chung cả năm 2019 ước đạt 10.409,6 tỷ đồng, tăng 15,40% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 6.605,5 tỷ đồng, tăng 15,86%; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 2.374,9 tỷ đồng, tăng 15,26% và doanh thu bốc xếp, dịch vụ vận tải 1.425 tỷ đồng, tăng 13,21%.

II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm, đời sống dân cư

          Dân số trung bình tỉnh Nghệ An năm 2019 ước đạt 3,337 triệu người; trong đó lực lượng lao động có gần 2 triệu người đứng thứ 4 cả nước, hàng năm bổ sung hơn 30 nghìn người và đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức khi giải quyết việc làm cho người lao động.

          Chất lượng nguồn lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 21%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang còn chậm; lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đang làm việc 897 nghìn người chiếm tỷ lệ 47,73%, lao động công nghiệp, xây dựng khoảng 422 nghìn người chiếm 22,47% và dịch vụ tương ứng là 560 nghìn người chiếm 29,8%.

          Công tác giải quyết việc làm, chế độ cho người lao động đạt kết quả khá, ước năm 2019 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 37,2 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 15 nghìn người; đào tạo nghề cho 70.000 lượt người.

          Phong trào Đền ơn đáp nghĩa được xã hội hóa sâu rộng, trong năm (tính đến 31/10) toàn tỉnh đã thu quỹ đền ơn đáp nghĩa 14,9 tỷ đồng; sữa chữa 81 nhà tình nghĩa với 981 triệu đồng; tặng 55 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 35 triệu đồng. thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, công tác bảo trợ, trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng và cứu trợ đột xuất. Tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ người có công khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ người có công khó khăn về nhà ở, cụ thể: Số căn nhà đõ hoàn thành xây dựng 21.732/24.325 căn, đạt 89,34%; số căn nhà đang xây dựng 921 căn (3,79%); số căn nhà còn lại chưa triển khai xây dựng 1.672 căn (6,87%).

          Trong khu vực Nhà nước đời sống của cán bộ công nhân viên chức có được cải thiện hơn do tiền lương cơ sở của các đơn vị hành chính, sự nghiệp tăng từ 1.390 nghìn đồng lên 1.490 nghìn đồng (tăng gần 7,2%) từ ngày 01/7/2019 và cán bộ, công nhân viên đương chức đều được trả lương, thưởng đầy đủ, đúng kỳ. Các đơn vị sản xuất kinh doanh tuy mức lương tối thiểu được điều chỉnh nhưng thu nhập của công nhân tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mức lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp từ 5-5,8 triệu đồng/tháng.

          Đối với hộ sản xuất nông nghiệp do thời tiết năm nay không được thuận lợi nhưng do sự chủ động của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp cơ bản đạt kế hoạch đề ra, do đó đời sống của nhân dân cũng được cải thiện hơn nên trên địa bàn tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,0%.

2. Giáo dục

          Việc chăm lo các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục bền vững, thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-QN/TW. Nhìn chung chất lượng giáo dục có chuyển biến, việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh tiếp tục được quan tâm; triển khai tích cực phổ cập giáo dục mầm non, trẻ mẫu giáo 5 tuổi; củng cố vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; việc đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng nề nếp. Hiện nay tỉnh đã sáp nhập trường lớp giảm 16 trường công lập và giảm 32 điểm lẻ. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ năm học mới 2019-2020.

          Trong năm 2019 đã công nhận thêm 35 trường, công nhận lại 11 trường, kiểm tra công nhận nâng chuẩn 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Lũy kế đến 30/10/2019 toàn tỉnh có 1.104 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 72,68% tổng số trường.

          Năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh lớp 12 được công nhận tốt nghiệp THPT đạt 95,24%. Tỉnh đã làm tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp đã có 6.500 học sinh giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

          Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 Nghệ An có 71 học sinh đạt giải ba trở lên, trong đó, kỳ thi Khoa học kĩ thuật quốc gia có 4 học sinh đạt giải với 2 giải nhất và 2 giải nhì.

          Trong kỳ thi đại học, cao đẳng của năm học 2018-2019, Nghệ An có thí sinh Nguyễn Thị Kim Ngà, học sinh lớp 12B, Trường THPT Đô Lương 4 đã xuất sắc đạt 9,5 điểm môn Văn, là một trong những thí sinh đạt điểm Văn cao nhất nước.

          Ngày 15/9/2019, tại thành phố Vinh, đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19 - năm 2019 với sự tham gia của 4 thí sinh. Kết quả thí sinh Trần Thế Trung (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế Cuộc thi với 245 điểm.

          Ngày 30/8/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định công bố học sinh được tuyên dương, Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa, Nghệ An có 71 em đạt từ giải ba trở lên. Kỳ thi Khoa học kĩ thuật quốc gia có 4 học sinh đạt giải với 2 giải nhất và 2 giải nhì. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có 28 em (với số điểm từ 27,4 điểm trở lên) của 17 trường THPT trong tỉnh được tuyên dương, trao thưởng. Tiêu biểu là em Vũ Đức Vinh - đạt Huy chương Bạc Olympic Toán học quốc tế, em Dương Tùng Lâm - đạt Huy chương Đồng Olympic Sinh học quốc tế, em Hoàng Phan Hữu Đức, Nguyễn Văn Bình - đạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á và Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Âu. Đây đều là các học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.

3. Y tế

          Trong năm ngành Y tế đã phối hợp tốt với các ngành tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về công tác phòng bệnh, chữa bệnh tiêu chảy, công tác vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, phun thuốc khử trùng tiêu độc, ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, tiết canh lòng lợn,... trong tháng tiêu chảy xẩy ra 829 ca, giảm 7,37% (- 66 ca) so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,37% (+ 27 ca) so với tháng trước, không có người nào bị tử vong do tiêu chảy. Cộng dồn cả năm xảy ra 9.275 ca giảm 11,8% (-1.241 ca) so với cùng kỳ năm trước. Tiêu chảy xảy ra nhiều nhất ở các huyện: Thành phố Vinh 240 ca, Quế Phong 95 ca, Tương Dương 77 ca, Diễn Châu 70 ca, Kỳ Sơn 65 ca, Hưng Nguyên 48 ca,... Quý 4 xẩy ra 2.481 ca.

          Trong tháng xảy ra 15 ca sốt rét, tăng 8 ca so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 3 ca so với tháng trước, xảy ra ở huyện Kỳ Sơn. Trong tháng không có người chết do sốt rét gây ra. Nguyên nhân tăng do thời tiết nắng mưa thất thường người dân chủ quan không dùng màn, ngoài ra chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh ở các khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn là nơi muỗi sinh sôi phát triển nhiều. Quý 4 xẩy ra 46 ca, cộng dồn cả năm xẩy ra 117 ca, giảm 19,31% so cùng kỳ năm 2018.

          Sốt xuất huyết: Trong tháng xảy ra 79 ca, xảy ra ở Diễn Châu 66 ca, Quỳnh Lưu 8 ca, Thị xã Hoàng Mai 3 ca, Nghi Lộc 2 ca, ... Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ do thời tiết nắng xen lẫn các đợt mưa là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và loăng quăng phát triển, khó kiểm soát. Quý 4 xẩy ra 465 ca, kéo theo cả năm xẩy ra 490 ca, tăng 283% so cùng kỳ năm 2018.

          Luỹ kế tính đến ngày 30/11/2019 số người bị nhiễm HIV là 12.147 người, trong đó có 9.908 người trong tỉnh (chiếm 81,57%), người ngoại tỉnh đến có 2.239 người (chiếm 18,43%). Căn bệnh HIV đã xảy ra trên 21/21 huyện, thành phố, thị xã và với 449/480 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, cụ thể ở các huyện là: Thành phố Vinh 1.850 người, Quế Phong 1.992 người, Tương Dương 1.077 người, Quỳ Châu 920 người, Đô Lương 406 người, Diễn Châu 535 người, Thái Hoà 297 người, Thanh Chương 381 người, Con Cuông 297 người, Quỳ Hợp 430 người, Nghĩa Đàn 205 người, Yên Thành 207 người, Nghi Lộc 181 người, Nam Đàn 183 người, Tân Kỳ 216 người, Hưng Nguyên 186 người, Cửa Lò 128 người, Quỳnh Lưu 152 người, Kỳ Sơn 103 người, Hoàng Mai 73 người, Anh Sơn 89 người.

          Luỹ kế tính đến 30/11/2019 có 7.094 người bị bệnh AIDS, trong đó người nội tỉnh có 6.332 người chiếm 89,25 %; ngoại tỉnh đến có 762 người chiếm 10,75%. Số người chết do AIDS là 4.375 người; trong tỉnh có 4.187 người chiếm 95,70%; ngoài tỉnh có 188 người chiếm 4,30%.

          4. Hoạt động văn hóa, thể thao

          Năm 2019 công tác văn hóa thông tin chủ yếu tập trung tuyên truyền, trang trí cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của dân tộc như: Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng; 64 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2; 30 năm ngày biên phòng toàn dân; Ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26/3; 109 năm ngày Quốc tế Phụ nữ; 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 74 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9; … Tuyên truyền trong nhân dân nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

          Trong những tháng đầu năm khắp nơi trong toàn tỉnh đã tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Vua Mai ở huyện Nam Đàn, Lễ hội đền Vạn Lộc ở Cửa Lò, lễ hội Hang Bua ở Quỳ Châu, lễ hội Mường Ham ở Quỳ Hợp, lễ hội đền Quả Sơn ở Đô Lương, lễ hội đền Vạn – Cửa Rào, lễ hội đền Cờn ở Quỳnh Lưu, lễ hội Đền Nguyễn Xí ở Nghi Lộc, Lễ hội Làng Vạc ở Thị xã Thái Hòa,... Các lễ hội trên được tổ chức trang nghiêm, thành kính và các chương trình ca nhạc đặc sắc cùng với tổ chức thi đấu các môn thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền, ném tiêu, cờ thẻ, chọi gà, đu tiên, đẩy gậy, đốt lửa trại...

          Về thể dục thể thao tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

          Những thành tích cao về thể dục thể thao đã đạt được trong năm 2019: Vô địch bóng đá U11, U13, U15 và Sau chức vô địch U15 toàn quốc, có đến 9 cầu thủ trẻ SLNA được tập trung lên đội U15 Việt Nam tham dự Giải vô địch Đông Nam Á.  Đặc biệt trong kỳ Sea game 30 vừa qua Nghệ An đã giành được 1 huy chương vàng môn Cử tạ, 2 huy chương vàng môn Bóng đá, cùng với 1 huy hương bạc môn Cầu mây.

          5. Trật tự, an toàn xã hội

          Trong tháng (từ 10/11 đến 10/12) xẩy ra 97 vụ phạm pháp kinh tế, tăng 19,75% so tháng 12 năm 2018; với 105 đối tượng, tăng 19,32%. Quý 4 xẩy ra 336 vụ, tăng 44,83% so cùng kỳ; với 355 đối tượng, tăng 31,00% so cùng kỳ. Tính chung cả năm xẩy ra 1.452 vụ, giảm 7,22%; với 1.579 vụ, tăng 1,61%.

          Trong tháng xảy ra 86 vụ phạm pháp hình sự, so tháng trước giảm 9,47% (-9 vụ), so cùng kỳ năm 2018, giảm 31,75% (-40 vụ) với 141 đối tượng. Trộm 7 xe máy, 2 xe đạp điện và một số hàng hóa khác ước giá trị khoảng 520 triệu đồng. số đối tượng tăng 11 đối tượng hay tăng 8,46%. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 40 vụ hay giảm 31,75%, số đối tượng giảm 45 đối tượng hay giảm 24,19%. Quý 4 xẩy ra 273 vụ, giảm 17,02%; với 402 đối tượng, giảm 21,18%. Tính chung cả năm xẩy ra 1.218 vụ, giảm 6,24%; với 1.924 đối tượng, giảm 6,28%.

          Trong tháng đã xảy 26 vụ với 42 đối tượng buôn bán, vận chuyển ma tuý. Trong đó: thành phố Vinh 3 vụ 5 đối tượng, Thị xã Thái Hòa 4 vụ 15 đối tượng, Diễn Châu 3 vụ 3 đối tượng, Con Cuông 4 vụ 4 đối tượng, Tương Dương 8 vụ 8 đối tượng và một số huyện khác. Thu 10 bánh và 342,85 gam hê rô in, 12 kg ma túy đá, 25.400 viên ma túy tổng hợp. So với tháng trước số vụ giảm 36 vụ (-58,06%), số đối tượng giảm 30 đối tượng (- 41,67%). So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 10 vụ (- 27,78%), số đối tượng giảm 8 đối tượng (- 16%). Quý 4 xẩy ra 148 vụ, tăng 14,73% so cùng kỳ năm 2018; với 185 đối tượng, tăng 15,63%. Tính chung cả năm 2019 xẩy ra 899 vụ, tăng 5,64% so cùng kỳ; với 1.055 đối tượng, tăng 8,54% so cùng kỳ.

          Trong tháng xảy ra 38 vụ với 39 đối tượng sử dụng ma túy. Trong đó: Thành phố Vinh 3 vụ 3 đối tượng, Thị xã Cửa Lò 22 vụ 22 đối tượng, Con cuông 4 vụ 4 đối tượng, Hoàng Mai 4 vụ 4 đối tượng và một số huyện khác. So với tháng trước số vụ tăng 6 vụ (+ 18,75%), số đối tượng giảm 4 đối tượng (- 9,3%). So với cùng kỳ số vụ giảm 3 vụ (- 7,32%), số đối tượng giảm 38 đối tượng (- 49,35%). Tình hình mại dâm trong tháng xảy ra 7 vụ với 18 đối tượng. Cụ thể: Thị xã Cửa Lò 2 vụ 4 đối tượng, Thị xã Thái Hòa 1 vụ 2 đối tượng, Diễn Châu 4 vụ 12 đối tượng. So với tháng trước tăng 7 vụ 18 đối tượng. So với cùng kỳ số vụ tăng 5 vụ hay (+2,5 lần), số đối tượng tăng 10 đối tượng (+ 1 lần). quý 4 xẩy ra 82 vụ giảm 31,67% so cùng kỳ, số đối tượng 98 người giảm 39,13%. Dẫn đến cả năm 2019 xảy ra 469 vụ, giảm -1,26% so với năm 2018, với 575 đối tượng sử dụng ma túy, giảm -7,11%.

          Trong tháng xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người, bị thương 43 người, ước giá trị thiệt hại 1,84 tỷ đồng. Tăng 25 vụ so với tháng trước (+ 83,33 %), số người chết tăng 13 người (+ 1,4 lần), số người bị thương tăng 15% người (+ 53,57%). So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 7 vụ (- 11,29%), số người chết tăng 9 người (- 69,23%), bị thương giảm 6 người (-12,24%). Trong quý 4 xẩy ra 124 vụ, giảm 9,48% so cùng kỳ năm 2018. Tính chung cả năm xẩy ra 430 vụ, giảm 6,32% so cùng kỳ.

           Trong tháng phát hiện 30 vụ đánh bạc 112 đối tượng. Thu giữ 157 triệu đồng và một số tài sản khác. Tính chung cả năm phát hiện 463 vụ đánh bạc thu giữ 58,12 tỷ đồng, 4.000 USD và nhiều tài sản khác.

          Trong tháng xảy ra 1 vụ đuối nước làm chết 1 học sinh lớp 6 ở huyện Yên Thành.

6. Cháy, nổ, bảo vệ môi trường

          Từ ngày 10/11/2019 đến 10/12/2019, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy nhà dân, giảm 3 vụ so với tháng trước. Trong đó, thành phố Vinh xảy ra 1 vụ, thị xã Cửa Lò xảy ra 1 vụ, huyện Quế Phong xẩy ra 1 vụ; nguyên nhân các vụ cháy do chập điện. Giá trị thiệt hại của các vụ cháy ước tính 665 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 89 vụ cháy, trong đó cháy rừng là 25 vụ, làm 3 người chết, 16 người bị thương, giá trị thiệt hại ước tính 57,88 tỷ đồng.

          Khái quát lại, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ở mức yếu, kinh tế trong nước tăng trưởng ổn đinh, trong năm 2019, tình hình nền kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, sức cạnh tranh của hàng hóa thấp, lãi suất có xu hướng tăng lên, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành tích cực của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,64%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,53%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,90%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,95%, thu ngân sách tăng 10,16%, văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

          Để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, với mục tiêu là Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo các mục tiêu an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng các ngành, các cấp cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

          Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đồng bộ, toàn diện, thực chất hơn. Tập trung khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bám sát các chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2020 để tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng đầu năm.

          Hai là, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới của tỉnh.

          Ba là, tập trung chỉ đạo quyết liệt phát triển công nghiệp. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng phát triển những dự án sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, đảm bảo về môi trường. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Phát huy tối đa vai trò các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đã xác định. Tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án công nghiệp. Nâng cao hơn nữa vai trò của các ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, văn minh, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

          Bốn là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Chuẩn bị chu đáo Hội nghị xúc tiến đầu tư đầu năm 2019. Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án; xử lý nghiêm túc các dự án chậm triển khai.

          Năm là, chăm lo, phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương, giáo dục - đào tạo, y tế, dân số. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục - đào tạo cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, hành nghề y dược tư nhân; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong mọi tầng lớp nhân dân và thể thao thành tích cao của tỉnh.

          Sáu là, tiếp tục cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về đổi mới, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Siết chặt kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ.

          Bảy là, xây dựng nền quốc phòng vững mạnh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tín dụng đen, buôn bán bào thai qua biên giới./.

Nguồn: Ngụy Khắc Chiến- Cục Thống kê Nghệ An

Link: http://www.thongke.nghean.gov.vn/wps/portal/cucthongke/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3i_MG9_TxPDUGcnPyczA09HU6NQYw8PY38XY6B8JJJ8kI-pi4GnmamFsbGRm5OrgSEB3eEg-_DrB8kb4ACOBvp-Hvm5qfoFuREGWSaOigA5oNmt/dl3/d3/L0lDU0lKSWdra0EhIS9JTlJBQUlpQ2dBek15cUEhL1lCSlAxTkMxTktfMjd3ISEvN19OVktPSTQxVUNCTkI2MElBNTJVM0hIM1NTMA!!/?WCM_PORTLET=PC_7_NVKOI41UCBNB60IA52U3HH3SS0_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content+cuc+thong+ke/ctk/ttsk/tcn/5e0284804ca53f2580188010c8b4002d

 


Bài viết khác