Ngành Quản trị kinh doanh - khởi đầu con đường thành công

          Trích dẫn: Việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp với bản thân luôn là đề tài được quan tâm rất nhiều bởi các bậc phụ huynh và học sinh cấp phổ thông, đặc biệt là các bạn lớp 12. Rất nhiều bạn còn đang mơ hồ không biết nghề nào phù hợp? Nghề nào đang cần nguồn nhân lực? Nghề nào đang hot hiện nay?... Vô số câu hỏi được đặt ra. Có thể thấy, trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, các công ty, doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều nên việc tìm kiếm nguồn nhân lực về quản trị có năng lực là tất yếu. Và ngành đáp ứng được cho nguồn nhân lực này phải nói đến ngành Quản trị kinh doanh.

Nội dung:

1. Quản trị kinh doanh là gì?

          Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì sự phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

2. Học Quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?

          Trong quá trình lựa chọn ngành học cũng như định vị tương lai, nhiều bạn thí sinh vẫn chưa nắm bắt một cách rõ ràng học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì? Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân quản trị kinh doanh sẽ được đảm nhiệm vị trí công việc:

Lĩnh vực kinh doanh và bán hàng:

Nhân viên kinh doanh, trợ lý kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên trưng bày

Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng trưng bày, giám sát kinh doanh

Quản lý kinh doanh khu vực, quản lý kinh doanh vùng, giám đốc kinh doanh, giám đốc nhãn hàng…

Lĩnh vực marketing - truyền thông:

          Nhân viên marketing, nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên truyền thông, nhân viên chăm sóc khách hàng

Trưởng phòng marketing, trưởng phòng truyền thông, trưởng phòng dịch vụ khách hàng

Giám đốc marketing, giám đốc truyền thông, giám đốc thương hiệu, giám đốc sáng tạo…

Lĩnh vực kế hoạch và nhân sự

Nhân viên kế hoạch, nhân viên chiến lược kinh doanh, nhân viên nhân sự, nhân viên hành chính nhân sự

Trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng hành chính

Giám đốc kế hoạch, giám đốc nhân sự, giám đốc hành chính

Lĩnh vực tài chính và chất lượng

Nhân viên tài chính, nhân viên kế toán, nhân viên sản xuất, nhân viên chất lượng

Trưởng phòng tài chính, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng quản lý chất lượng

Giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc quản lý chất lượng

3. Ngành quản trị kinh doanh nhiều áp lực và cạnh tranh cao

          Người làm trong ngành quản trị kinh doanh

          Người làm trong ngành quản trị kinh doanh phải luôn năng động, nhạy bén, tự tự tin, mạnh mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người. Người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du. (Kiểu người E - Enterprise)

Để có thể phát triển và làm việc với ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi nguời thực hiện phải am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:

Kỹ năng Xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh

Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường

Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh

Các kỹ năng về marketing, truyền thông

          Những thuận lợi và khó khăn khi làm trong ngành quản trị kinh doanh

          Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể đưa tổ chức phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, bạn sẽ phải đối diện với những thất bại vì không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy của tổ chức bị trì trệ. Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.

          Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận, đầu tiên chính hệ thống ban quản trị hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và tổ chức của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.

          Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản,đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn.

4. 65% môn học giống nhau

          Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: Nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh,thành thạo ngoại ngữ và tin học, có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo, có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.

          Các bạn thí sinh không nên quá lo lắng về chương trình đào tạo và bằng cấp. Hiện nay với quy định về chương trình khung, cùng một ngành học các trường sẽ có khoảng 65% số môn học là giống nhau (50% giống nhau là do chương trình khung quy định). Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng đơn vị. Vì vậy, chọn trường nào để dự thi liên quan đến các yếu tố tiện ích, hoạt động bổ trợ nhiều hơn. Ngoài địa điểm học tập, học phí, ký túc xá, cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp, các bạn cần cân nhắc chuẩn đầu ra của từng trường để chọn một trường vừa với sức mình, sức ở đây bao gồm sức học và thực lực của bản thân và gia đình.

5. Bạn sẽ học gì?           

Chương trình học được thực hiện trong 3,5 năm (Hơn 3 năm nếu bạn đăng kí học thêm trong hè) học bao gồm 7 học kỳ.

Học kỳ cuối cùng, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp (hoặc học các học phần thay thế).

6. Tại sao bạn nên chọn trường Đại học kinh tế Nghệ An

Trường Đại học kinh tế Nghệ An là một trong những trường dẫn đầu về đào tạo nhóm ngành Quản trị kinh doanh, kinh tế, kế toán, kỹ thuật hàng đầu khu vực Bắc miền Trung.

Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung và phương pháp đào tạo mới nhất.

Cơ sở vật chất hiện đại ở khu vực trung tâm thành phố Vinh, phòng học sạch đẹp, thoáng mát, thang máy hiện đại, 100% phòng học có máy chiếu, thư viện số hiện đại, internet – wifi.

Sĩ số lớp học nhỏ, khoảng 30 - 40 sinh viên/lớp tạo nên sự thân thiện, gắn bó trong học tập và giảng dạy.

Học tập với những người bạn cùng yêu thích ngành Quản trị Kinh doanh đến từ khắp mọi miền đất nước.

Giảng viên là những người từng học tập và làm việc ở những trường hàng đầu trong nước và ngoài nước. Giảng dạy tận tâm, nhiệt tình, luôn gần gũi với sinh viên.

Trường Đại học kinh tế Nghệ An luôn chú trọng nguyên tắc người học là trung tâm đào tạo (learner-centered).

Có hệ thống cán bộ tư vấn học tập giúp đỡ, chia sẻ với sinh viên để giải quyết được thắc mắc trong học tập.

          Giúp bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này thông qua những buổi đào tạo kỹ năng mềm của cách chuyên gia, các giảng viên hàng đầu cả nước, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật, thể thao…

          Trường Đại học kinh tế Nghệ An luôn quan tâm đến việc học đi đôi với hành. Đảm bảo vấn đề thực tập và việc làm, trường Đại học kinh tế Nghệ An có hệ thống kết nối bền chặt với các doanh nghiệp uy tín trong nước. Các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được tham gia vào các buổi thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp như công ty sữa TH, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, trạm dừng chân 123… những buổi hội thảo chuyên đề, những cuộc gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm của các nhà quản trị, các chuyên gia hàng đầu cả nước hay đề xuất các ý tưởng, dự án kinh doanh mà các bạn có thể tự thực hiện được,....

Học bổng hấp dẫn

7. Phương thức tuyển sinh

Phương thức xét tuyển: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đăng ký thực hiện tuyển sinh trình độ đại học theo 2 phương thức:

Xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia của 03 môn thi thuộc 1 trong các tổ hợp xét tuyển (A00: Toán, Lý, Hóa; A01: Toán, Lý, Anh; B00: Toán, Hóa, Sinh, D01: Toán, Văn, Anh).

Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập THPT được ghi trong học bạ năm lớp 12 của 03 môn học thuộc 1 trong các tổ hợp xét tuyển (A00: Toán, Lý, Hóa; A01: Toán, Lý, Anh; B00: Toán, Hóa, Sinh, D01: Toán, Văn, Anh).

Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

Điều kiện tham gia xét tuyển:

          Tốt nghiệp THPT và điểm thi THPT Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT quy định.

          Điểm trúng tuyển được xét theo ngành, xét kết quả từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

          Bên cạnh việc tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh thì việc xác định địa chỉ đầu tư kiến thức, kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Một môi trường đào tạo uy tín, chất lượng, đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp sẽ là điểm đến của nhiều thí sinh. Hiện nay có khá nhiều trường đại học đào tạo uy tín về ngành Quản trị kinh doanh, trong đó trường Đại học Kinh Tế Nghệ An là ngôi trường bạn nên lựa chọn, ngôi trường với bề dày 60 lịch sử sẽ đồng hành để giúp các bạn sẽ hiểu rõ và yêu thích hơn ngành nghề mà các bạn đã chọn. Trường Đại học kinh tế Nghệ An sẽ giúp bạn tự tin để chinh phục ước mơ trở thành nhà quản trị của mình.

Tin bài: Hoàng Thúy Hằng.


Bài viết khác