Phụ lục biểu mẫu quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trường đại học kinh tế nghệ an 2017

PHỤ LỤC
BIỂU MẪU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

(Ban hành theo Quyết định số 172 /QĐ -ĐHKTNA ngày 03 tháng 02 năm 2017

của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An)

Phụ lục 1: PHỤ LỤC BIỂU MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TT

TÊN MẪU BIỂU

KÝ HIỆU

1

Biểu đề xuất đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường

Mẫu T1

2

Tổng hợp danh mục đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T2

3

Quyết định về việc công nhận danh mục đề tài KHCN và SKKN

Mẫu T3

4

Thuyết minh đề tài KH&CN cấp trường (KHTN)

Mẫu T4.1

5

Thuyết minh đề tài KH&CN cấp trường (KHXH)

Mẫu T4.2

6

Thuyết minh SKKN cấp trường

Mẫu T4.3

7

Dự toán kinh phí đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T5

8

Quyết định về việc thành lập hội đồng đánh giá thuyết minh đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T6

9

Phiếu đánh giá thuyết minh đề tài KH&CN cấp trường.

Mẫu T7

10 Bản nhận xét thuyết minh đề tài NCKH Mẫu T7.1

11

Biên bản họp hội đồng đánh giá thuyết minh đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T8

12

Biên bản chỉnh sửa thuyết minh đề tài KH&CN và SKKN

Mẫu T9

13

Hợp đồng triển khai đề tài KH&CN cấp Trường

Mẫu T10

14

Báo cáo tiến độ đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T11

15

Biên bản kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài KH&CN cấp Trường

Mẫu T12

16

Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T13

17

Bản nhận xét của các thành viên hội đồng

Mẫu T14

18

Phiếu đánh giá đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T14.1

19

Phiếu đánh giá đề tài KH&CN sinh viên

Mẫu T14.2

20

Biên bản họp hội đồng  nghiệm thu đề tài KH&CN cấp trường

Mẫu T15

21

Biên bản chỉnh sửa  đề tài KH&CN Cấp Trường sau nghiệm thu

Mẫu T16

22

Biên bản thanh lý Hợp đồng đề tài NCKH

Mẫu T17

23

Quyết định về việc công nhận đề tài NCKH cấp trường

Mẫu T18

24

Đơn xin gia hạn đề tài KH &CN

Mẫu T19

Phụ lục 2: PHỤ LỤC BIỂU MẪU ĐỀ CƯƠNG GIÁO TRÌNH

TT

TÊN BIỂU MẪU

KÝ HIỆU

1

Danh mục đề xuất biên soạn đề cương học phần

Mẫu ĐC 01

2

Tổng hợp danh mục biên soạn đề cương học phần

Mẫu ĐC 02

3

Mẫu đề cương chi tiết học phần

Mẫu ĐC 03

4

Phiếu thẩm định đề cương học phần

Mẫu ĐC 04

5

Biên bản thẩm định đề cương học phần

Mẫu ĐC 05

6

Quyết định về việc công nhận đề cương học phần

Mẫu ĐC 06

7

Trang bìa

Mẫu ĐC 07

8

Trang bìa phụ (bìa lót trong)

Mẫu ĐC 08

9

Mục lục

Mẫu ĐC 09

 

Phụ lục 3: PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TT

TÊN MẪU BIỂU

KÝ HIỆU

1

Danh mục đề xuất biên soạn giáo trình

Mẫu GT 01

2

Tổng hợp danh mục giáo trình tài liệu khoa

Mẫu GT 02

3

Biên bản thẩm định giáo trình cấp khoa

Mẫu GT 03

4

Hợp đồng biên soạn giáo trình giáo dục đại học

Mẫu GT 04

5

Phiếu thẩm định giáo trình bài giảng

Mẫu GT 05

6

Biên bản thẩm định giáo trình cấp trường

Mẫu GT 06

7

Biên bản họp hội đồng đánh giá nghiệm thu

Mẫu GT 07

8

Quyết định về việc thành lập hội đồng thẩm định giáo trình

Mẫu GT 08

9

Quy trinh thẩm định giáo trình giáo dục đại học

Mẫu GT 09

10

Biên bản thanh lý hợp đồng giáo trình bài giảng

Mẫu GT 10

11

QĐ về việc sử dụng giáo trình giáo dục đại học

Mẫu GT 11

12

Danh mục ký nhận giáo trình tài liệu

Mẫu GT 11

13

Bìa ngoài

Mẫu GT 12

14

Bìa lót trong

Mẫu GT 13

15

Phụ lục bảng, biểu, hình vẽ

Mẫu GT 14

16

Danh mục các từ viết tắt

Mẫu GT 15

17

Mục lục

Mẫu GT 16

 

Phụ lục 4:  PHỤ LỤC BIỂU MẪU HỘI THẢO KHOA HỌC

TT

TÊN BIỂU MẪU

DOWLOAD

1

Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học các cấp

Mẫu KH 01

2

Báo cáo kết quả thực hiện hội thảo khoa học các cấp

Mẫu KH 02

3

Danh sách tham gia hội thảo khoa học các cấp

Mẫu KH 03

4

Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học đoàn trường

Mẫu KHĐ 04

5

Báo cáo kết quả thực hiện hội thảo khoa học đoàn trường

Mẫu KHĐ 05

6

Danh sách tham gia hội thảo khoa học đoàn trường

Mẫu KHĐ 06

 

Phụ lục 5: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TT

NỘI DUNG

THỤC HIỆN

1

Đọc QĐ thành lập hội đồng thẩm định, giới thiệu đại biểu, khách mời…

PQLKH&HTQT

Thư ký

2

Chủ tịch hội đồng điều khiển phiên họp

CT hội đồng

2.1

Thông qua chương trình phiên họp

CT hội đồng

2.2

Thư ký đọc hồ sơ đăng ký biên soạn giáo trình (báo cáo hội đồng về mặt pháp lý, hợp đồng biên soạn, có đủ các bản nhận xét của các thành viên, hồ sơ đề cương của khoa gửi lên)

Thư ký

2.3

Chủ biên (tác giả) trình bày tóm tắt giáo trình (bao gồm)

* Tính cấp thiết của việc biên soạn giáo trình

* Trình bày cấu trúc của giáo trình

* Trình bày tóm tắt nội dung của giáo trình

* Trình bày hệ thống các tài liệu tham khảo

(Phần trình bày  thực hiện trình chiếu bằng phần mềm Power Point)

Tác giả

2.4

Các thành viên hội đồng đọc bản nhận xét

(phản biện 1, 2 và ủy viên)

Phản biện 1,2 và ủy viên

2.5

Trao đổi thảo luận với tác giả (nhóm tác giả)

 

2.6

Hội đồng họp thống nhất ý kiến đánh giá kiến nghị ghi vào biên bản và kết luận

CT hội đồng

2.7

Thư ký đọc biên bản phiên họp

Thư ký

2.8

Kết thúc

CT hội đồng

 

Phụ lục 6:  HÌNH THỨC TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU

* Soạn thảo văn bản

- Giáo trình sử dụng font chữ Times New Roman;Cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3 cm; lề trên 2,5, lề dưới 2,5 và lề phải: 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang (nên hạn chế trình bày theo cách này).

Bản thảo giáo trình nộp để Nhà trường tổ chức nghiệm thu và xuất bản được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).

* Chương, mục, tiểu mục

Các phần ghi bằng chữ số la mã, các chương được ghi bằng chữ số Ả Rập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm ba chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương

(Ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

Quy định kích thước (theo font chữ Unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng sau.

Quy định kiểu chữ, cỡ chữ của các chương, mục, tiểu mục

Đề mục

Kiểu chữ

Cỡ chữ

Định dạng

Ví dụ (mẫu chữ)

Phần

(I, II, III…)

TimeNewRoman

(viết hoa)

13(14)

Đậm, đứng

PHẦN I

KHÁI QUÁT…

Chương

(đánh theo số 1,2,3...)

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

Chương 2

VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KÌ

Mục

(1.1, 1.2,...)

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

1.1.Tác giả

Nhóm tiểu mục

(1.1.1, 1.1.2...)

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

1.1.1. Truyền thống

Tiểu mục

(1.1.1.1; 1.1.1.2)

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

1.1.1.1. Một số nội dung

Nội dung văn

bản

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Thường, đứng,

 

Văn học thời kì này

Tên hình, bảng

TimeNewRoman

(viết thường)

13(14)

Thường, đứng

Bảng 2.1. So sánh

Chú thích

 

TimeNewRoman(viết thường)

10

Thường, đứng

1. Đặng Thai Mai

2. Cục thống kê ...

Tài liệu

tham khảo

TimeNewRoman ( viết hoa)

13 (14)

Đậm, đứng

TÀI LIỆU

THAM KHẢO

Phụ lục

TimeNewRoman ( viết hoa)

13 (14)

Đậm, đứng

PHỤ LỤC

(Nếu sử dụng cỡ chữ 13 thì tất cả giáo trình, tài liệu hoạc các loại soạn thảo văn bản khác cũng dùng cỡ chữ 13 tránh tình trạng các nội dung chương này viết cỡ chữ 13 nhưng các nội dung chương khác viết cỡ chữ 14 trong một giáo trình tài liệu )

*  Bảng biểu, hình vẽ

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương: Ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ: Ví dụ: “Nguồn: Niên giám thống kê2013”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ.

*  Viết tắt (Có mẫu kèm theo)

Không lạm dụng việc viết tắt trong giáo trình. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất (có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn). Nếu giáo trình có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (sắp xếp theo A, B, C…) ở phần đầu.

* Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn (Có mẫu kèm theo)

+ Quy định chung:

Các tài liệu tham khảo dùng để viết giáo trình mà không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm giáo trình nặng nề với những tham khảo trích dẫn.

Nếu không có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc mà phải thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ các trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Khi cần một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng, có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào hơn 2cm. Khi mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

+ Cách trích dẫn:

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật …)

Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A, B, C … họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự A, B, C … theo họ.

- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự A, B, C … theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự A, B, C … từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo xếp vào vần B, Hội Mỹ thuật Việt Nam xếp vào vần H, …

Tài liệu thao khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách).

- (Năm xuất bản), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).

- “Tên sách, luận án hoặc báo cáo”, (đặt trong dấu ngoặc kép, in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).

- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản).

- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).

Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách).

  •  

- “Tên bài báo”, (đặt trong dấu ngoặc kép, in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).

  •  

- Tập (không có dấu ngăn cách).

- (Số…), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).

- Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc).

Nếu là tài liệu trên Internet: Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, địa chỉ Website, đường dẫn tới nội dung trích dẫn, thời gian trích gẫn.

Ví dụ: Trung tâm Khuyến công sưu tầm (2012), Quy trình làm sơn mài truyền thống,http://khuyenconghaiphong.com.vn/, trích dẫn 25/06/2013.

* Phụ lục của đề cương, giáo trình, tài liệu

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung bài giảng như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh…

* Sử dụng đề cương, giáo trình, tài liệu.

Nhà trường tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, đề cương bài giảng để sử dụng, đảm bảo mỗi học phần có ít nhất một giáo trình hoặc bài giảng dùng chung phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

Các giáo trình đã xuất bản, Trường có thể bán, cho thuê, cho mượn, … để phục vụ giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên theo Luật xuất bản và các quy định hiện hành.

Phụ lục 7:  Quy trình viết bài tham luận hội thảo khoa học

TT

Trình tự các bước

Nội dung

1

Đặt vấn đề

Vị trí/ Vai trò/ Ý nghĩa/ Tầm quan trọng của vấn đề được nêu ra

2

Thực trạng của vấn đề

Thuận lợi, khó khăn/ Ưu điểm, hạn chế/Nguyên nhân của thực trạng

3

Giải pháp

Trình bày những giải pháp đã thực hiện đem lại hiệu quả cao hoặc những ý tưởng sáng tạo thuyết phục được người nghe về tính hiệu quả của nó.

4

Kết quả

Những kết quả nổi bật đã đạt được nhờ thực hiện các giải pháp nêu ở trên (minh chứng cho tính hiệu quả của giải pháp).

5

Bài học kinh nghiệm

Từ những giải pháp đã thực hiện đem lại hiệu quả được đưa ra trong bài tham luận, viết khái quát thành bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đạt hiệu quả cao

6

Phương hướng thời gian tới

Để vấn đề tiếp tục được giải quyết hiệu quả thì những việc cần tập trung làm trong thời gian tiếp theo (tính phát triển).

7

Kết luận vấn đề

- Khẳng định tính cần thiết của vấn đề đặt ra, hiệu quả/ tính khả thi của các giải pháp nêu ra.

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có) để vấn đề nêu ra được quan tâm, giải quyết hiệu quả hơn.

 

 

Phụ lục 8:  MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI VIẾT TẬP SAN

Mẫu 1. Mẫu trình bày bài viết tập san

Mẫu 2. Mẫu phiếu nhận xét tập san

1. Quy định chung

1.1. Bài gửi đăng tập san “Thông tin khoa học” là kết quả của các công trình KH&CN, hoặc là bài tổng hợp từ những bài báo trong các tạp chí, thông tin KH&CN có nội dung mới, đề cập đến các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực Tài chính, Kinh tế, Nông - Lâm - Ngư,... chưa gửi đăng trên bất cứ Tạp chí khoa học, bài báo nào.

1.2. Bài gửi đăng được viết khoảng từ 4 - 6 trang kể cả bảng biểu, đồ thị, TLTK

1.3. Bản thảo được gửi tới Ban Biên tập gồm 02 bản in, 01 bản ghi rõ họ tên, đơn vị và 01 bản không ghi họ tên, đơn vị. Sau khi chỉnh sửa, tác giả gửi về phòng Khoa học 01 bản in và 01 bản file điện tử theo địa chỉ email khoahocvahtqt@gmail.com

1.4. Bản in và bản điện tử được định dạng theo đúng quy định đăng bài tập san “Thông tin khoa học”

1.5. Ban biên tập liên hệ với tác giả để thực hiện các yêu cầu chỉnh sửa đối với bài báo sau khi có ý kiến của phản biện bài báo. Các bài đăng đạt yêu cầu sẽ được đăng trong số báo gần nhất.

1.6. Ban biên tập không gửi lại cho tác giả bản thảo trong trường hợp bài đăng không đạt yêu cầu quy định.

1.7. Địa chỉ gửi bài, liên hệ bài đăng:

Ban biên tập tập san "Thông tin khoa học"

Phòng QKH&HTQT Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số 51 Đường Lý Tự Trọng - khối 12 phường Hà huy tập - TP Vinh -Nghệ An

E-mail: khoahocvahtqt@gmail.com

Điện thoại: 038.3832140, DĐ: 0915642577

2. Định dạng viết tập san

- Căn lề

+ Trên (top) 3.5                    Dưới (bottom): 3.5 cm.

+ Trái (left), 2.5                    Phải (right): 2.5 cm.

- Giấy: A4.

- Dãn dòng: Multiple 1.3 pt.

- Phông chữ (Font): Times New Roman.

- Tiêu đề: cỡ chữ 14, in hoa, đậm, đứng, căn giữa (center).

- Tác giả (Học vị, họ và tên), đơn vị: cỡ chữ 12, in thường, nghiêng, căn phải

- Tóm tắt (nếu có): khoảng 100 - 150 từ, cỡ chữ 12, in thường, đứng, căn đều 2 bên

- Từ khóa (nếu có): 4 đến 5 từ, cỡ chữ 12, in thường, đậm, đứng, căn đều 2 bên

+Nội dung bài viết: cỡ chữ 13, căn đều 2 bên. Trong đó:

- Tên tiểu mục mức 1: in hoa, đậm, đứng.

- Tên tiểu mục mức 2: in thường, đậm, đứng.

- Tên tiểu mục mức 3: in thường, nghiêng.

- Nội dung chính của bài viết: in thường.

- Tên khoa học (nếu có): in thường, nghiêng.

+ Bảng:

- Size bảng: cỡ chữ 12

- Tên bảng: để phía trên bảng, in thường, đậm, cỡ chữ 12, căn giữa.

- Chú thích bảng: để phía dưới bảng, in thường, nghiêng, cỡ chữ 12, căn trái.

- Chế độ bảng: Table à Table AutoFormat à Table simple 1

+ Tên hình, biểu đồ, sơ đồ: Để phía dưới hình, biểu đồ, sơ đồ, in thường, đậm, cỡ chữ 12, căn giữa.

- Công thức: Để chế độ Group.

- Ghi chú (nếu có): để ở cuối trang, cỡ chữ 11, in thường, đứng, căn đều 2 bên.

- Lời cảm ơn (nếu có): cỡ chữ 12, in thường, đứng, căn đều 2 bên.

- Tài liệu tham khảo: cỡ chữ 11. Trong đó:

+ Mục chính “TÀI LIỆU THAM KHẢO”: in hoa, đứng, đậm.

+ Các tài liệu tham khảo cụ thể thứ tự như sau: tên tác giả in thường, đứng; năm xuất bản; tên bài báo hoặc tạp chí in thường, nghiêng; tên nhà xuất bản in thường, đứng (nhà xuất bản có thể viết tắt); số trang (nếu có).

VD: Giang Thanh LongLê Hà Thanh (2010), Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải.

+ Mỗi bài viết bắt buộc phải có khoảng 3 - 7 tài liệu tham khảo, kể cả bài nghiên cứu, trao đổi và bài thông tin khoa học.

+ Trong danh mục tài liệu tham khảo, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự a, b, c theo họ của tác giả đối với tài liệu nước ngoài hoặc theo tên của tác giả đối với tài liệu trong nước. Nếu các tài liệu cùng tên tác giả thì xếp theo thứ tự thời gian. Các tài liệu của cùng tác giả xuất bản trong cùng một năm thì ghi thêm a, b, c…

Ví dụ: 1974a, 1974 b,v.v…

3. Hướng dẫn một số quy định viết bài

1. Cấu trúc bài báo

 Bài báo đăng trong Tập san "Thông tin khoa học" có cấu trúc như sau:

- Tiêu đề bài báo bằng tiếng Việt

- Tác giả (học vị, họ và tên, đơn vị)

- Tóm tắt bằng tiếng Việt và từ khóa tiếng Việt

- Đặt vấn đề

- Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

- Kết quả và thảo luận (có thể tách thành 2 phần riêng biệt: Kết quả, Thảo luận)

- Kết luận

- Lời cảm ơn (nếu có)

- Tài liệu tham khảo

2. Một số quy định

- Bản thảo được định dạng theo đúng quy định viết bài tập san (xem trong mục định dạng bài viết tập san)

- Tiêu đề bài báo phải bao hàm nội dung bài viết, ngắn gọn súc tích, đủ nghĩa, sử dụng thuật ngữ khoa học đại chúng và thể hiện được từ khoá.

- Trích dẫn tài liệu: Tất cả các tài liệu trích dẫn trong bài báo đều được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo và ngược lại, tất cả các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo đều đã được trích dẫn trong bài báo.

- Nội dung của các phần: (i) Phần mở đầu: cung cấp bối cảnh/cơ sở của vấn đề nghiên cứu, tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, logic dẫn đến việc nghiên cứu và trình bày mục đích nghiên cứu. (ii) Phần vật liệu và phương pháp nghiên cứu: mô tả các vật liệu dùng cho nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, địa điểm và thời gian bố trí các thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu. (iii) Phần kết quả và thảo luận: trình bày các kết quả thu được theo trình tự logic, không nhắc lại số liệu đã có trong các bảng biểu; thảo luận giúp cho việc diễn giải các kết quả nghiên cứu, khám phá những mối quan hệ với các nghiên cứu trước đó thông qua tài liệu tham khảo, giải thích được sự quan trọng, cũng như tính hợp lý của kết quả nghiên cứu.

3. Một số lưu ý khi gửi bài

- Khi gửi bản thảo, tác giả phải gửi 2 bản in. Trong đó, 01 bản có ghi tên, đơn vị; 01 bản không ghi tên, đơn vị. Phòng Khoa học không chịu trách nhiệm in ấn bài viết để thẩm định cho tác giả.

- Sau khi đã chỉnh sửa, tác giả gửi 01 bản in để lưu và 01 bản file điện tử theo đúng quy định về bài viết tập san. Sau khi bài viết được chỉnh sửa theo đúng quy định, phòng Khoa học mới tiến hành nhận bài.

- Nếu có vấn đề phát sinh, Ban biên tập sẽ liên hệ trực tiếp với tác giả để trao đổi.

- Nếu bài viết có bảng hay biểu đồ trên excel thì phông chữ cũng phải thống nhất với nội dung.


Bài viết khác