BÀI VIẾT NCKH - TRAO ĐỔI

  • Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

    Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

              Trên thế giới, quản trị công ty là thuật ngữ có từ rất lâu mà nội hàm của nó liên quan đến công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp. Đây là vấn đề thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Ở Việt Nam, việc ban hành Luật Công ty (năm 1990), Luật Doanh nghiệp (các năm 1999, 2005, 2014, 2020) đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời, trong đó có loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Tuy vậy, hoạt động quản trị công ty cổ phần ở nước ta còn mới mẻ và nhiều hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả trình bày các vấn đề cơ bản về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, thực trạng quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam theo pháp luật, từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quản trị công ty ở Việt Nam và đề xuất các gợi ý chính sách.

              Từ khóa: công ty cổ phần, quản trị công ty, quản trị công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp.

  • Nâng cao kỹ năng thực hành tin học cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

    Nâng cao kỹ năng thực hành tin học cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

              Ngày nay, với sự phát triển của mọi mặt trong đời sống và xu hướng toàn cầu hóa nhanh chóng, để có thể nắm bắt được những cơ hội tốt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi sinh viên ngày càng cao hơn. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tin học trở thành một phương tiện thật sự cần thiết. Kĩ năng tin học tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn so với những người có cùng trình độ chuyên môn, Bên cạnh những kĩ năng về kiến thức chuyên môn cơ bản tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện ở bậc học đại học, sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An còn cần trang bị cho mình rất nhiều những kĩ năng khác không kém phần quan trọng để có thể phù hợp và thích nghi với môi trường làm việc. Một trong số những kĩ năng đó chính là kĩ năng thực hành về tin học. Vì vậy kĩ năng về tin học là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng, nó đóng vai trò như là một công cụ giúp sinh viên có thể phát triển các kỹ năng khác và cung cấp cho sinh viên cách thức để có thể tiếp cận, làm việc với thông tin một cách đơn giản và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh những kỹ năng cơ bản cần phải có là Word, Excel và PowerPoint thì còn có những kĩ năng khác như: kĩ năng tìm kiếm, kĩ năng phân tích, kĩ năng soạn thảo, kĩ năng xử lý thông tin, kĩ năng sử dụng internet, kĩ năng viết email…

  • Một số vấn đề pháp lý về quyền riêng tư của các thành viên trong gia đình

    Một số vấn đề pháp lý về quyền riêng tư của các thành viên trong gia đình

              Quyền  bí  mật  đời  tư  được  thừa  nhận  rộng  rãi  trong  pháp  luật  nhiều  nước  trên  thế  giới  và  được  ghi  nhận  trong  các  điều  ước  quốc  tế  quan  trọng.  Thời  gian  qua,  Việt  Nam  đã  rất  nỗ  lực  xây  dựng  một  hệ  thống  văn  bản  pháp  luật  hoàn  chỉnh  và  đầy  đủ  để  điều  chỉnh  về  vấn  đề  này.  Tuy  nhiên  với  sự  phát  triển  của  công  nghệ  thông  tin,  cụ  thể  là  các  trang  mạng  xã  hội,  thì  việc  xâm  phạm  quyền  riêng  tư  diễn  ra  phổ  biến  hơn.  Đặc  biệt,  nó  diễn  ra  giữa  các  thành  viên  trong  gia  đình  trong  việc  quản  lý  thông  tin,  điện  thoại,  theo  dõi,  thư  tín  hay  việc  chia  sẻ  các  hình  ảnh  thông  tin  lên  mạng  xã  hội  một  cách  thường  xuyên  và  phổ  biến.  Tất  cả  các  hành  vi  trên  có  thể  xem  là  xâm  phạm  quyền  riêng  tư  của  cá  nhân  cho  dù  họ  là  các  thành  viên  trong  gia  đình,  tuy  nhiên  pháp  luật  Việt  Nam  hiện  nay  vẫn  chưa  có  những  quy  định  pháp  lý  cụ  thể  để  điều  chỉnh  vấn  đề  này.  Do  đó,  bài  viết  tập  trung  phân  tích  một  số  vấn  đề  pháp  lý  về  bảo  vệ  quyền  riêng  tư  của  các  thành  viên  trong  gia  đình  và  đề  xuất  các  giải  pháp  hoàn  thiện

  • Hoạt động pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp

    Hoạt động pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp

              Đất nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), vì vậy pháp chế XHCN có tác động đến công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước nói chung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Pháp chế XHCN góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức. Pháp chế XHCN là điều kiện quan trọng để thực hiện thành công chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước. Do đó, việc tăng cường pháp chế XHCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

  • Vai trò, ý nghĩa của dạy học trực tuyến

    Vai trò, ý nghĩa của dạy học trực tuyến

           Vị trí của việc học trực tuyến đang ngày càng trở nên quan trọng trong giáo dục. Việc giáo dục trực tuyến không còn chỉ là việc sử dụng các công cụ công nghệ trong giảng dạy mà là tầm quan trọng của sự hợp tác và tham gia học tập của người học. Việc tập trung vào các chiến lược sư phạm hiệu quả cho giảng dạy trực tuyến hơn là tập trung vào công cụ công nghệ. Việc kết hợp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại học hiện nay cho thấy vai trò của dạy học trực tuyến là không hề nhỏ.

  • Hoàn thiện thể chế pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông bối cảnh công nghệ số

    Hoàn thiện thể chế pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông bối cảnh công nghệ số

            Thực trạng bất bình đẳng về giới vẫn diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số, khi sự cập nhật và số lượng tin bài tăng lên thì vấn đề này vẫn xảy ra thường xuyên. Một trong những công cụ bảo đảm bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số nói riêng đó chính là pháp luật. Mặc dù, từ Hiến pháp, Luật bình đẳng giới, Luật báo chí đến các văn bản dưới Luật khác đã ghi nhận bảo đảm bình đẳng giới, tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu những quy định trực tiếp tới vấn đề bảo đảm bình đẳng giới  trên báo chí, truyền thông; thiếu căn cứ xác định vi phạm cũng như các hình thức xử lý vi phạm đối với những chủ thể là tác giả của các bài viết, của các thông tin trên các trang thông tin điện tử hay các trang mạng xã hội, … Điều này dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm về bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông đang diễn ra hiện nay. Do đó, cần phải có những quy định chặt chẽ, cụ thể và những chế tài thích hợp để hạn chế tình trạng này trong bối cảnh công nghệ số hiện nay.

  • Việc dạy – Học toán cho sinh viên khối kinh tế theo hướng tiếp cận CDIO

    Việc dạy – Học toán cho sinh viên khối kinh tế theo hướng tiếp cận CDIO

               Môn Toán là một môn học đại cương bắt buộc trong khung chương trình đối với tất cả các sinh viên trong những năm đầu đại học. Môn Toán không chỉ giúp sinh viên rèn luyện nâng cao khả năng tư duy và mà còn phát huy khả năng phát triển  năng tự học và sáng tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây kết quả học tập bộ môn Toán của sinh viên trong các trường đại học đang có xu hướng giảm. Do đó nâng cao chất lượng đổi mới trong giáo dục đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới giáo dục đào tạo là xu thế tất yếu của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đối với căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng  chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.

  • Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học tập nội dung

    Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học tập nội dung "Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK" cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An

              Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) là môn học chính khóa trong chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và THPT nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên (SV) những kiến thức và kĩ năng quân sự cần thiết, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận thức rõ vai trò đó, việc trang bị kiến thức, kĩ năng quân sự cho SV nói chung, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK nói riêng là yêu cầu cần thiết, giúp trang bị những kiến thức về lí thuyết bắn và sử dụng thuần thục các kĩ năng cơ bản để thực hiện tốt bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK. Những năm qua, hoạt động dạy học GDQP&AN nói chung và nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK” cho SV nói riêng ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An luôn được quan tâm tổ chức chặt chẽ, từng bước đi vào nền nếp và đạt kết quả đáng khích lệ, đáp ứng mục tiêu môn học đặt ra. Sau khi hoàn thành môn học, ngoài sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức, trách nhiệm công dân thì ý thức tổ chức kỉ luật đã từng bước hình thành ở mỗi SV về nền nếp, tác phong, kĩ năng quân sự cần thiết, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, chất lượng học tập nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK” vẫn còn hạn chế, bất cập như: nhận thức của một số SV về vị trí, vai trò của nội dung học chưa thỏa đáng, còn chủ quan, đơn giản; động cơ, mục đích học tập còn phiến diện, ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết tâm; hiểu biết của một số SV về súng, đạn chưa đầy đủ; kĩ năng thao tác, sử dụng vũ khí gắn với rèn luyện bản lĩnh, tâm lí của không ít SV còn yếu; kết quả kiểm tra, thực hành bắn súng chưa cao,… ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu, yêu cầu của môn học.
     

  • Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và đôi điều trao đổi cùng cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

    Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và đôi điều trao đổi cùng cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

             Những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội đã trở thành phương tiện truyền thông, tương tác, giải trí không thể thiếu trong đời sống xã hội. Bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận, mạng xã hội cũng đem lại nhiều hệ lụy. Để ngăn chặn, xử lý các hành vi sai trái, tiêu cực trên môi trường mạng nói chung và sử dụng mạng xã hội nói riêng, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành nhằm làm lành mạnh môi trường thông tin trên không gian mạng xã hội tại Việt Nam, hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của cán bộ, giảng viên nhà trường trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

  • Ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện nay

    Ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện nay

              Việc sử dụng ứng dụng công nghệ trong dạy học đang trở nên phổ biến và trở thành lợi thế khi đánh giá một cơ sở giáo dục. Chỉ nói riêng đến lĩnh vực giáo dục đại học, trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet, việc người học sở hữu những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống, vươn tới một không gian giáo dục chủ động và toàn cầu. Những nền tảng số cho giáo dục ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học trong nước.

 1 2 3 4 5 6