Sinh hoạt học thuật “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học và quan điểm lịch sử cụ thể trong một số bài giảng học phần triết học Mác - Lênin”

Sáng ngày 03/1/2020, Bộ môn Nguyên lý và Lịch sử các học thuyết kinh tế Khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật với chủ đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học và quan điểm lịch sử cụ thể trong một số bài giảng học phần triết học Mác - Lênin”

Sáng ngày 03/1/2020, Bộ môn Nguyên lý và Lịch sử các học thuyết kinh tế Khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật với chủ đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học và quan điểm lịch sử cụ thể trong một số bài giảng học phần triết học Mác - Lênin”. Buổi sinh hoạt học thuật vận dụng kỹ thuật trong giảng dạy một số nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật do nhóm tác giả TS. Nguyễn Thị Tùng và ThS. Nguyễn Thị Lam thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác-Lênin, tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nâng cao tính thực tiễn của môn học.

TS. Nguyễn Thị Tùng trao đổi những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả

vận dụng quan điểm lịch sử-cụ thể vào giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin.

Ngoài sự tham gia của các giảng viên bộ môn Nguyên lý và LSCHTKT còn có sự tham dự của ThS. Nguyễn Thị Mai Anh – Phó Hiệu trưởng nhà trường và các giảng viên bộ môn Đường lối và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

ThS. Nguyễn Thị Mai Anh - Phó hiệu trưởng nhà trường

chia sẻ với các giảng viên kinh nghiệm khi sử dụng các tình huống dạy học

Cũng tại buổi học thuật, ThS. Nguyễn Thị Lam đã trao đổi, chia sẻ những kỹ thuật dạy học học phần Triết học Mác – Lênin như: Kỹ thuật sơ đồ tư duy; Sử dụng video, Sử dụng một số tình huống, Kỹ thuật đặt câu hỏi.

ThS. Nguyễn Thị Lam trao đổi tại buổi học thuật một số kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên

Buổi sinh hoạt học thuật là dịp để cho các giảng viên trao đổi, cập nhật các thông tin mới, tính khoa học. Qua đó giúp thâm nhập, rút kinh nghiệm từ thực tế để nâng cao chuyên môn, củng cố kiến thức, năng lực sư phạm cho giảng viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ./.

Tin bài: Mạnh Hưng

 


Bài viết khác