Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy hoạt đông nghiên cứu khoa học của sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay

                   MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐÔNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

                                    CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY

                                                                                                     Trương Quang Ngân

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

                                                                         SUMMARY

Doing sciencetific researches among students is one of the main duties in universities. How to promote students and to help them get familiar with doing researches, therefore, is extremely important. The article will introduce some of the solutions to help encourage students doing researches while they are at Universities.

Keywords:Scientific research of student, university lecturer, student.

1. Đặt vấn đề

Yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong trường Đại học đối với mỗi sinh viên (SV) được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, nó giúp cho SV có cơ hội tiếp cận chuyên sâu với lĩnh vực chuyên môn, phát huyvai trò chủ động, sáng tạo; chiếm lĩnh kiến thức theo con đường kiến tạo. Nghiên cứu khoa học rèn luyện cho SVcách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, hình  thành tư duy và phương  pháp nghiên cứu độc lập. Tại Điều 5, mục 2 luật Giáo dục năm 2015 nêu rõ: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Quá trình đạo tạo sinh viên đại học bên cạnh cần đạt được các mục tiêu toàn diện về chuyên môn, thể chất, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng, thì nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, công  nghệ  là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo ở bậc đại học, nhằm đào tạo con người vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, chủ động trên con đường học tập suốt đời.

Một trong những mục tiêu hướng tới của các cơ sở giáo dục đại học trường Đại học là đào tạo găn với NCKH. Do vậy một số vấn đề cần quan tâm trong NCKH của SVlà rất cần thiết để SV tiếp cận được với NCKH, gắn lý luận với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhận lực một cách toàn diện tại các cơ sở giáo dục Đại học hiện nay.

                                  

2. Nội dung trao đổi

2.1.Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học

- Tạo hứng thú và sự say mê cho người nghiên cứu:Thích thú là tiền đề để khám phá thế giới về trí thức, là động lực quan trọng đầu tiên trong NCKH đối với sinh viên. Thực tế hiện nay, SV tham gia NCKH không nhiều, với tinh thần tự nguyện, tích cực, hứng thú lại càng ít hơn. Nhiều SV tham gia NCKH chỉ mang tính chất đối phó, chỉ muốn cho thành tích học tập được cao hơn… chứ không bắt đầu từ động cơ khoa học. Khi SV có hứng thú NCKH, SV sẽ  làm việc với tinh thần say mê, tích cực, chủ  động, tạo hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu.Hiện nay ngoài dạng NCKH thường gặp ở bậc ĐH, CĐ là đồ án, khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có thể được tiếp xúc với NCKH bằng những hình thức nhỏ hơn, thường xuyên hơn như tiểu luận, bài tập lớn, nghiên cứu nhóm…Giảng viên là người thường xuyên trong quá trình dạy học khơi gợi hứngthú để các em tự nguyện với hoạt động NCKH, tạo được các hiệu biết ban đầu trong nghiên cứu, xác định được các yêu cầu cơ bản để khám phá cái mới, xuất phát từ các đề tài, chủ đề thường xuyên trong đời sống thường ngày của các em sinh viên.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có chuyên môn,có năng lực trong NCKH: Đội ngũ giảng viên rất quan trọng, có vai trò quyết định chất lượng dạy và học, cũng như NCKH, tạo được hình mẫu hứng thú cho người học. Do vậy, quá trình tuyển dụng giảng viên, quá trình học tập nâng cao trình độ của giảng viên, cũng như đánh giá giảng viên trong các cơ sở giáo dục Đại học là rất quan trọng. Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục đại học nên có các biện pháp, chính sách khuyến khích, thu hút, động viên cán bộ hướng dẫn SVNCKH.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên, SV về vai trò của NCKH nói chung và NCKHSV nói riêng chính là động lực quyết định thành công của quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, cần đầy mạnh hơn nữa sự phổi hợp giữa các khoa, các phòng chức năng và đoàn thanh niên, hội SV nhà trường, chú họng việc tạo cơ chế động viên, khuyến khích SV tích cực, chủ động tham gia NCKH.

- Hỗ trợ kinh phí, CSVC để khuyến khích SV tham gia NCKH: Kinh phí, CSVC để SV NCKH là một vấn đề rất quan trọng hiện nay, do vậy các cơ sở giáo dục Đại học phải coi trọng, đầu tư… để khuyến khích, tạo cơ hội cho SV tham gia nghiên cứu. Bên cạnh nguồn kinh phí của Nhà nước, nhà trường hỗ trợ, thì các cơ sở giáo dục cần chủ động liên kết các doanh nghiệp, các trại thí nghiệm, các tổ chức, các cơ sở địa bàn thực tập để tranh thủ được sự hỗ trợ về kinh phí và CSVC cho SV tham gia NCKH, giải pháp này cần thực hiện đồng bộ ở các cấp.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, các cuộc thi…và tuyên dương khen thưởng SV có thành tích trong NCKH:Đây là một hoạt động rất cần thiết để thu hút và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong NCKH của SV hiện nay, NCKH của SV phải gắn với các phong trào tuồi trẻ sáng tạo, cuộc thi ý tưởng sáng tạo...

- Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập và NCKH ở các trường Đại học: Môi trường đại học khác với môi trường phổ thông, nên ngay từ năm đầu tiên các cơ sở đại học cần quan tâm đến việc hướng dẫn cho SV cách học, cách NCKH. Để từ đó SV nhận thức được sự thay đổi môi trường và yêu cầu học của mình. Mỗi SV phải xây dựng được kế hoạch cụ thế từng ngày hoặc từng tuần, từng học kỳ, từng năm học dành thời gian cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, giao lưu, trao đổi, hoạt động khác…trong đó hoạt động NCKH như tìm tài liệu, chọn lọc tài liệu, kỹ năng viết...là rất cần thiết cho mỗi SV.

- Xây dựng phát huỵ tốt hơn nữa vai trò của cố vấn học tập và hội đồng khoa học cấp khoa, thành lập các nhóm NCKHSVgiỏi trong nhà trường.

                                  

2.2. Xây dựng quy trình tiến hành để thực hiện được một đề tài NCKH của SV

Quy trình, hay các bước để triển khai một đề tài NCKHsẽgiúp SV tiếp cận, tạo được hứng thú, để tham gia NCKH.

Bước 1: Xác định được vấn đề nghiên cứu để lựa chọn và đặt tên đề tài nghiên cứu

Việc phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng nghiên cứu cũng như lựa chọn đề tài nghiên cứu là việc khởi đầu có ý nghĩa qụan trọng. Quá trình này có thể từ sự gởi ý của giảng viên, hoặc tốt nhất là xuất phát từ bản thân SV trăn trở, tìm tòi...thông qua các hoạt động của mình. Trên cơ sở các ý tưởng ban đầu đó, SV cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn và đặt tên cho đề tài (có thể tham vấn ý kiến của giảng viên...). Chú ý khi lựa chọn nghiên cứu cần đáp ứng được ba vấn đề sau (ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn, tính khả thi) của đề tài.

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài

Quá trình này giúp SV có được những tài liệu, dữ liệu, nghiên cứu… để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên  cứu. Bước này thể hiện rất rõ khả năng độc lập trong nghiên cứu khoa học của SV, thể hiện cách thức tư duy, khả năng khái quát, tổng  hợp vấn đề của người nghiên cứu, nhanh chóng xác lập được nhiệm vụ cần phải làm trong NCKH. Thu thập được nhiều thông tin, tài liệu thì SV có tổng quan tốt hơn để nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

Bước 3:Đăng ký đề tài, hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định

Đây là bước mang tính chất thủ tục tạo điều kiện cho các bạn SV tham gia nghiên cứu khoa học, đặc biệt là có thời gian suy nghĩ về tên đề tài, sưu tầm tài liệu, khảo sát hiện trạng.... Các cơ sở Đại học nên có kế hoạch, thông báo cụ thể theo lộ trình giúp SV nắm thông tin, chủ động, đăng ký đề tài NCKH.

Bước 4. Xây dựng đề cương kế hoạch và tập trung tổ chức triển khai nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu. Nguyên tắc xây dựng đề cương là các chương, mục phải phù hợp với tên cuả đề tài nghiên cứu, nội dung nghiên cứu cần có cấu trúc logic, hợp lý và cân đối. Đề cương nghiên cứu phải gắn được với kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ và thời gian chi tiết cho các nội dung, đặc biệt là bố trí kế hoạch hợp lý với các hoạt động khác của SV.

Tập trung nghiên cứu là giai đoạn đòi hỏi sự sáng tạo một cách chủ động và những cố gắng trong việc hiện thực hóa ý tưởng, đạt được mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của SV dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Người nghiên cứu sẽ chủ động tìm kiếm tài liệu, xử lý tài liệu, tìm kiếm cách thức phương pháp nghiên cứu để đạt mục tiêu đề ra.

Bước 5: Thu nhận kết quả và phát triển đề tài

Sau khi đạt được kết quả nghiên cứu, giảng viên sẽ là người đánh giá, phản biện kết quả  này trên tinh thần khoa học, nhưng cần có sự động viên và khuyến khích. Để SV có thể phát triển đề tài dạng nghiên cứu cao hơn, sâu hơn. Cái cần đạt được sau một quy trình NCKH là khả năng tự học, tự nghiên cứu, tinh thần làm việc độc lập sáng tạocủa SV.

3. Kết kuận

Như vậy,các cơ sở giáo dục Đại học cần lựa chọn, xây dựng đồng bộ các giải pháp, các bước tiến hành thực hiện, tạo được sự chủ động, hứng thú, tích cực cho SV tham gia NCKH. Đối với SV cần nắm bắt mọi cơ hội để tích cực tham gia nghiên cứu. Vì kết quả và ứng dụng của hoạt động NCKH là thước đo giá trị nhất đối với chất lượng dạy và học hiện nay./.

Tài liệu tham khảo

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo(2012), Quy định về hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

2. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Giáo dục, NXB Pháp Luật, Hà Nội.

3. Trần Thanh Ái.Làm  thế nào để bảo đảm chất lượng NCKH giáo dục,Tạp chí Dạy học ngày nay, số 4/2014


Bài viết khác