Giới thiệu về chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng

1. Tên ngành: Khoa học cây trồng

          2. Thời lượng đào tạo: 3,5 năm

3. Số tín chỉ: 124 tín chỉ trong đó kiến thức giáo dục đại cương 46 tín chỉ, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 78 tín chỉ (Chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

4. Yêu cầu tiếng anh: Sinh viên đại học hệ chính quy sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh B1 theo quy định của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An .

5. Định hướng mục tiêu: Đào tạo ra Kỹ sư Nông học yêu nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng; Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu và giải quyết các lĩnh vực liên quan đến sản xuất Nông nghiệp và kinh doanh các dịch vụ Khoa học cây trồng. Quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần đảm bảo nền Nông nghiệp phát triển bền vững hiệu quả.

5.1. Về kiến thức: Sau khi tốt nghiệp sinh viên thực hiện được quản lý sản xuất cây trồng có hiệu quả bền vững, biết ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp hiện đại trong trồng trọt. Cụ thể: có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức về chuyên môn sâu về sinh lý - sinh hóa sinh thực vật, thổ nhưỡng, phân bón, canh tác; kỹ thuật canh tác cây lúa, rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, các kiến thức về hệ thống canh tác, chọn giống cây trồng và bảo vệ thực vật, hiểu biết về công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch; các phương pháp phòng trừ các loài dịch hại cây trồng và nông sản sau thu hoạch; có khả năng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực có liên quan đến Khoa học cây trồng, khả năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành khoa học cây trồng (Kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh hại …), có kiến thức thực tế về sản xuất nông nghiệp thông qua thực tập cơ sở và thực tập giáo trình.

5.2. Về kỹ năng: có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, xây dựng qui trình sản xuất các loại  cây trồng ở từng vùng sinh thái, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng truyền thông, diễn đạt và truyền tải các nội dung chuyên môn trong lĩnh vực khoa học cây trồng; kỹ năng quản lý, sử dụng các tài nguyên nông nghiệp một cách hài hoà trong hệ thống nông nghiệp bền vững tại từng vùng sinh thái để tăng sản lượng và lợi tức của cơ sở sản xuất đồng thời bảo vệ tốt môi trường; thành thạo về việc bố trí thí nghiệm cho từng loại cây, tổ chức các hoạt động ngoại khóa thực hành thực tập thu thập số liệu, thành thạo việc xử lý, tính toán nội nghiệp, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học viết được các báo cáo thuyết minh theo các chuyên đề chuyên môn.; có kỹ năng sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dùng trong lĩnh vực chuyên môn.

Có kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng các ứng dụng phần mềm của Microsoft Ofice, sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn trong môi trường Internet. Đồng thời có thể sử dụng phần mềm chuyên dùng cho ngành đào tạo theo quy định của trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập.

  1. Triển vọng nghề nghề nghiệp trong tương lai

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng Nông nghiệp vẫn là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong khi các ngành kinh tế khác còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nông nghiệp là ngành duy nhất có xuất siêu giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.

        Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế về chiều sâu và rộng sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, do đó những sản phẩm của ngành Trồng trọt Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn, thông qua các thị trường trung gian, mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu tăng lợi nhuận cho sản xuất Nông nghiệp nước nhà.

Theo học ngành Khoa học cây trồng, sinh viên sẽ có cơ hội học tập theo định hướng công việc, có điều kiện tiếp xúc với những kiến thức thực tế sản xuất, cơ hội trải nghiệm thực tế sản xuất tại ISAREN tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật nông nghiệp 4.0, tiếp cận với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp trong cả nước, điều này mở ra cơ hội lớn cho sinh viên khi ra trường tìm kiếm được việc làm thích hợp:

Khởi nghiệp: Hiện nay nhiều các kỹ sư Nông nghiệp trẻ đã mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp như  cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm Nông nghiệp hay hình thành công ty tư vấn hỗ trợ công tác về khoa học cây trồng, xây dựng doanh nghiệp về cung ứng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp...

Làm việc tại các doanh nghiệp: Những công ty, tập đoàn  nổi tiếng trong lĩnh vực Nông nghiệp như Công ty giống cây trồng, Công ty phân bón, Công ty thuốc bảo vệ thực vật, Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn TH, Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ), Tập đoàn DowAgro (Hoa Kỳ)… luôn là điểm đến công việc cho rất nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học cây trồng.

Làm việc tai cơ quan quản lý nhà nước:  Các cơ quan quản lý công tác Trồng trọt, BVTV, Khuyến nông từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh thành và xuống tới tận từng đơn vị địa phương huyện, xã.Các trường Đại học và cơ quan nghiên cứu: Các trường Đại học Nông Lâm, Viện khoa học nông nghiệp, Viện rau quả trung ương, Viện di truyền, Viện cây lương thực, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng …

  1. Mô hình liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế:

- Liên kết trong nước: Hợp tác với các cơ quan doanh nghiệp, trang trại, nông trường để sinh viên đến thực hành thực tập về chuyên môn và tìm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Liên kết nước ngoài: Hợp tác với Isarel cho sinh viên đi đào tạo và trải nghiệm thực tế, đào tạo cho nước bạn Lào về lĩnh vực chuyên môn nông nghiệp…


Bài viết khác