Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng có chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

ThS. Hoàng Thị Hiền

GV. Bộ môn Kế toán

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

Có 3 trường hợp cụ thể như sau:

  1. Nếu chiết khấu thương mại theo từng lần mua:

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã có chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Ví dụ: Ngày 20/11/2018 Công ty A tổ chức chương trình như sau: Mua máy tính ASUS trị giá 10.000.000 đ/ chiếc (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại ngay10%.

Công ty B mua 1 máy tính ASUS của công ty A theo hợp đồng thì được chiết khấu thương mại ngay 10% là 1.000.000đ.

Do vậy, Giá bán chưa thuế là: 10.000.000đ- 1.000.000đ = 9.000.000đ.

Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:

 

  1.  

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

  1.  

Máy tính ASUS

  •  
  1.  
  1.  
  1.  

 

 

 

 

 

 

Cộng tiền hàng

  1.  

Thuế suất thuế GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT

  1.  

Tổng cộng tiền thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu chín trăm nghìn đồng

  1.  

 

2.  Nếu chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số:

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp này sẽ có 2 tình huống xảy ra:

  1. Nếu số tiền chiết khấu thương mại nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì sẽ trừ số tiền chiết khấu đó vào hóa đơn cuối cùng.

b. Nếu số tiền chiết khấu thương mại lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các hóa đơn trước đó.

Chi tiết 2 tình huống này như sau:

Tình huống 1:

Ví dụ: Ngày 20/11/ 2018, Công ty A  ký hợp đồng với Công ty B: Nếu công ty B mua 10 máy tính ASUS của công ty A trị giá 10.000.000đ/ 1chiếc (giá chưa có thuế) thì công ty B sẽ được hưởng chiết khấu thương mại là 5%, tức là với số tiền bằng 10.000.000đ*10*5%= 5.000.000đ.

  • Ngày 20/11/2018, Công ty B mua 2 chiếc lần này chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hóa đơn 20.000.000đ như bình thường).
  • Ngày 25/11/2018: Công ty B mua 5 chiếc, lần này cũng chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hóa đơn 50.000.000đ như bình thường.
  • Ngày 30/11/2018, Công ty B mua 3 chiếc (Lúc này, tính cả 3 lần thì đã đủ 10 chiếc, như vậy, công ty B đã được hưởng chiết khấu thương mại 5%).

Vì số tiền chiết khấu thương mại là (5.000.000đ) nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng (30.000.000đ),nên khi viết hóa đơn lần cuối cùng này sẽ trừ vào phần chiết khấu thương mại 5% của toàn bộ hợp đồng.

Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại lần cuối cùng trong trường hợp này như sau:

  1.  

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

  1.  

Máy tính ASUS

  •  
  1.  
  1.  
  1.  

 

(Chiết khấu thương mại 5% theo hợp đồng số 001/A ngày 20/11/2018)

  •  
  1.  
  1.  
  1.  

Cộng tiền hàng

  1.  

Thuế suất thuế GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT

  1.  

Tổng cộng tiền thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bày triệu năm trăm nghìn đồng

  1.  

Tình huống 2: Nếu chiết khấu thương mại lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì sẽ phải lập một hóa đơn điều chỉnh giảm kèm theo bảng kê các hóa đơn trước đó (Ví dụ minh họa tương tự trong mục 3 bên dưới).

  1.  

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Ví dụ: Ngày 20/11/2018, Công ty A ký hợp đồng số 001/A với Công ty B. Nếu Công ty B mua của công ty A 10 máy tính ASUS trị giá 10.000.000 đ/chiếc (giá mua chưa thuế) thì công ty B sẽ được hưởng chiết khấu thương mại là 12%, tức là bằng số tiền: 10.000.000đ * 10 chiếc * 12%= 12.000.000đ.

- Ngày 20/11/2018, Công ty B mua 4 chiếc (Lần này chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hóa đơn 40.000.000đ như bình thường).

- Ngày 25/11/2018, Công ty B mua 5 chiếc(Lần này chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hóa đơn 50.000.000đ như bình thường).

- Ngày 30/11/2018, Công ty B mua 1 chiếc (Lần này đã đủ 10 chiếc). Như vậy, công ty B đã được hưởng chiết khấu thương mại 12%.

Vì số tiền chiết khấu thương mại (12.000.000đ) lớn hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng (10.000.000đ) nên công ty sẽ viết hóa đơn cuối cùng ngày 30/11/2018 theo giá chưa chiết khấu là 10.000.000đ.

Đồng thời, công ty A sẽ viết thêm một hóa đơn điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế kèm theo bảng kê các hóa đơn trước đó.

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm trong trường hợp này như sau:

  1.  

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

  1.  

Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế của các hóa đơn kèm bảng kê do chiết khấu.

  •  
  1.  
  1.  
  1.  

Cộng tiền hàng

  1.  

Thuế suất thuế GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT

  1.  

Tổng cộng tiền thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu hai trăm nghìn đồng

  1.  

 

 

Chiết khấu thương mại là hình thức giảm giá cho khách hàng nhằm khuyến khích, động viên khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách khuyến mãi phải được thực hiện trên cơ sở các chương trình đã có đăng ký với cơ quan quản lý thuế. Kế toán phải nắm được các nguyên tắc cơ bản trên để thực hiện viết hóa đơn giá trị gia tăng trong từng trường hợp cụ thể cho đúng.

                                                                          


Bài viết khác