Kê hoạch Seminar “Xây dựng đề xương chi tiết học phần Hệ thống thông tin kế toán”

          Thực hiện kế hoạch của Khoa Kế toán – Kiểm toán năm học 2022 - 2023, thực hiện kế hoạch hoạt động của Bộ môn Kiểm toán năm học 2022 - 2023, thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên theo quy định của luật giáo dục, Bộ môn Kiểm toán thuộc Khoa Kế toán – Kiểm toán lên kế hoạch tổ chức semina cấp Bộ môn với chủ đề:XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1. Mục đích, yêu cầu của học thuật 

1.1. Mục đích

          Tổ chức thảo luận để đi đến thống nhất Đề cương chi tiết cho học phần Hệ thống thông tin kế toán:

- Xây dựng mục tiêu của học phần: thống  nhất xây dựng được các mục tiêu của học phần,  phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo ngành kế toán.

            - Xây dựng các chuẩn đầu  ra: thống nhất xây dựng các chuẩn đầu ra tương xứng với các vấn đề trọng tâm của học phần. Đặc biệt là các chuẩn đầu ra hỗ trợ cho các PI, PLO của Ngành.

            - Xác định các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp: xác định các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp để đảm bảo đo lường được mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của người học.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy các nội dụng của học phần trên cơ sở những nội dung chủ yếu mà Bộ môn đã thống nhất.

- Có kế hoạch hoàn thiện và triển khai đề cương chi tiết học phần Hệ thống thông tin kế toán vào quá trình giảng dạy cho các khóa trong thời gian tiếp theo.

1.2. Yêu cầu

         Các giảng viên tham gia buổi học thuật phải thống nhất được các nội dung như mục đích của buổi học thuật đã đề ra.

2. Nội dung học thuật

Buổi học thuật thể hiện các nội dung trọng tâm:

2.1 Mô tả về học phần Hệ thống thông tin kế toán

    Học phần Hệ thống thông tin kế toán thuộc khối kiến thức cơ sở ngành Kế toán. Học phần Hệ thống thông tin kế toán cung cấp những nội dung cơ bản về tổng quan hệ thống thông tin kế toán; các công cụ mô tả hệ thống thông tin kế toán; hệ thống thông tin kế toán của các chu trình cụ thể (chu trình doanh thu, chu trình mua hàng, chu trình nhân sự và tiền lương, chu trình sản xuất, chu trình tài sản cố định, chu trình tài chính) thể hiện ở nội dung công việc về lập sơ đồ dòng dữ liệu, các lưu đồ tài liệu, lưu đồ hệ thống và lưu đồ chương trình của các chu trình kế toán cụ thể trong doanh nghiệp; phát triển hệ thống thông tin kế toán. Học phần cũng trang bị các kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện thủ công, gian lận và sai sót đối với hệ thống thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin kế toán.

2.2 Thảo luận về nội dung xây dựng mục tiêu của học phần

          - Đây là một học phần mới được bổ sung vào Chương trình đào tạo ngành kế toán, do đó việc xây dựng các mục tiêu là căn bản và phải phù hợp với vai trò đóng góp của học phần vào chương trình đào tạo của Ngành.

           - Các mục tiêu được xây dựng phải dựa trên cơ sở các nội dung chủ yếu của học phần mà Bộ môn đã thống nhất đưa vào giảng dạy trong chương trình. đáp ứng cho chuẩn đầu ra của ngành, do đó cần được xây dựng các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm phù hợp với yêu cầu của các PLO có liên quan..

          - Sử dụng hợp lý các thang đo về mức độ đạt được mục tiêu, để từ đó triển khai xây dựng các chuẩn đầu ra tương ứng.

2.3 Thảo luận về nội dung xây dựng các chuẩn đầu ra của học phần

          - Bám sát mục tiêu của học phần và các nội dung mà Bộ môn đã thống nhất đưa vào giảng dạy

          - Bám sát các nội dung mà học phần có thể hỗ trợ cho các chuẩn đầu ra của ngành (các PI, PLO có liên quan), đặc biệt phải đảm bảo giải quyết được các hỗ trợ có ánh xạ.

          - Thống nhất thang đo hợp lý về mức độ đạt được các chuẩn đầu ra của học phần, phù hợp với yêu cầu tương xứng của các PI, PLO có liên quan.

2.4 Thống nhất các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

          - Thống nhất đưa vào sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp: đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ, đánh giá quá trình,...

           - Thống nhất các công cụ sẽ sử dụng và trọng số điểm để đo lường các chuẩn đầu ra hợp lý.

2.5 Thống nhất kế hoạch giảng dạy theo từng tuần cho học phần

          - Trên cơ sở các nội dung đã thống nhất đưa vào giảng dạy,  mức độ trọng tâm của từng vấn đề và thời lượng giảng dạy của học phần, tiến hành thảo luận cụ thể về việc phân bổ các nội dung theo từng tuần (trong tổng số 15 tuần). Trong đó tính toán xác định nội dung số tiết lên lớp, số tiết tự học, số tiết lý thuyết, số tiết bài tập,...

          - Thống nhất sơ bộ về các phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho từng nội dung, các chuẩn đầu ra gắn với từng nội dung cũng như các hình thức đánh giá cho từng nội dung.

3. Đối tượng tham gia

          - Giảng viên Bộ môn Kiểm toán

          - Giảng viên Bộ môn Kế toán có quan tâm

4. Thời gian dự kiến tổ chức: 8h00, thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2023.

5. Địa điểm tổ chức chương trình:  Phòng họp C2.3

Tin bài: Nguyễn Thị Xuân


Bài viết khác