Tại sao lại học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?
Các chuyên viên logistics là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển sản phẩm, hay nói cách khác là trong vòng đời của sản phẩm, bao gồm phân bổ, phân phối và giao hàng, Nhu cầu về ngành logistics ngày càng tăng cao, vì vậy, nếu bạn có mong muốn tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập khá, thì đây chính là công việc dành cho bạn!
Học Quản lý chuỗi cung ứng – Nên hay không?
Có rất nhiều vị trí cần tuyển dụng cho ngành này, vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ luôn có những cơ hội làm việc hấp dẫn. Chẳng hạn như những vị trí trong các công ty sản xuất, nơi mà cần các chuyên viên/quản lý chuỗi cung ứng giám sát việc sản xuất và giao hàng, để đảm bảo mọi thứ có thể hoạt động một cách trơn tru nhất. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể đảm nhiệm các chức vụ như người mua hàng hoặc làm các quản lý thu mua tại các chuỗi siêu thị lớn.
Những lý do để theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1. Tăng trưởng việc làm
Logistics là một ngành nghề có tỉ lệ mở rộng và phát triển nhanh chóng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Việt Nam có tới gần 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Đây là một con số khá lớn nhưng trên thực tế đa phần lại là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia. Điều này dẫn đến đa số các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức.
2. Rào cản gia nhập tương đối thấp
Logistics cung cấp cho các chuyên viên cơ hội việc làm hấp dẫn mà không cần bằng cấp quá cao. Mặc dù có một số vị trí cần có bằng cấp giáo dục sau đại học hoặc các hình thức đào tạo nâng cao khác, hầu hết các nhân viên làm việc trong ngành logistics và quán trị chuỗi cung ứng có thể tìm được việc làm nếu họ có bằng cử nhân.
Một số ít công việc có sẵn cho những người chỉ sở hữu tấm bằng bằng cao đẳng, nhưng nhìn chung, những chuyên viên logistics có nguyện vọng được khuyên nên theo đuổi bốn năm giáo dục sau trung học.
3. Lương cao
Dựa trên yếu tố kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể được phân chia như sau:
Mức lương khởi điểm: Đối với các vị trí không cần quá nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm của ngành Logistics dao động từ 5 - 9 triệu đồng/tháng.
Mức lương có kinh nghiệm: Với những nhân viên có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 10 - 15 triệu đồng/tháng. Với những nhân viên có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 20 - 30 triệu đồng/tháng.
Mức lương cấp cao: Đối với các vị trí cấp cao như Quản lý Logistics hay Giám đốc Chuỗi cung ứng, mức lương có thể lên tới 50 - 70 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
4. Cơ hội phát triển và thăng tiến
Mặc dù bằng cấp cao như thạc sỹ và tiến sĩ có thể không cần để đạt được thành công trong ngành logistics, việc sở hữu một tấm bằng học thuật cao sẽ giúp cho bạn có cơ hội thăng tiếng và phát triển cao hơn. Hiện nay đang có rất nhiều công việc quản lý cần trình độ học thuật cao, nhưng chúng lại đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và học vấn. Vì vậy, tham gia vào các chương trình học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng cần thiết.
5. Cơ hội thực tập dồi dào
Mặc dù logistics là một ngành nghề đang phát triển nhanh chóng, nhiều học sinh sinh viên năm tư hoặc vừa tốt nghiệp đã có không ít băn khoăn về việc tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi tham gia vào ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, các sinh viên mới tốt nghiệp không cần quá lo lắng. Do độ “hot” của ngành học như hiện tại, có rất nhiều công ty sẵn sàng chi trả kể cả cho thực tập sinh, nhằm tạo điều kiện cho các thực tập sinh có thể thành công sau khi hoàn thành chương trình.
6. Phát triển các kỹ năng có thể chuyển giao
Những kỹ năng có thể chuyển giao nghĩa là những kỹ năng giúp bạn có thể linh động làm những công việc và ngành nghề khác nhau. Những kỹ năng đó có thể bao gồm: dự đoán, tối ưu hoá quy trình làm việc, quản lý và lập kế hoạch tài chính.
7. Sự hài lòng về nghề nghiệp
Mặc dù việc làm ổn định và mức lương cao đã điều thu hút rất nhiều cá nhân tìm kiếm cơ hội trong ngành quản lý chuỗi cung ứng, những chuyên viên đã làm trong ngành còn chia sẻ, một trong những lý do khiến họ tiếp tục làm là sự “thoã mãn về nghề nghiệp” mà nó mang lại.
Bạn có thể đăng ký học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An bằng cách nào?
Mã trường: CEA
𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 51, Lý Tự Trọng, P. Hà Huy Tập, Tp Vinh.
𝐋𝐢𝐧𝐤 xét tuyển trực tuyế𝐧: https://xettuyen.naue.edu.vn/
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 & 𝐙𝐚𝐥𝐨: 0975.313.755 / 0947.076.236
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: http://naue.edu.vn/