Vai trò nhiệm vụ của các trường Đại học công lập

Hệ thống các trường đại học công lập (ĐHCL) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An cũng có vai trò quan trọng như vậy.. Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp cho tỉnh Nghệ An và các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. 

Hệ thống các trường đại học công lập (ĐHCL) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An cũng có vai trò quan trọng như vậy.. Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp cho tỉnh Nghệ An và các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. 

Sự ra đời và hoạt động của các trường ĐHCL thể hiện vai trò của Nhà nước đối với giáo dục đại học. Nhà nước thông qua các hoạt động của trường ĐHCL để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển giáo dục đào tạo. Thông qua các trường ĐHCL, Nhà nước muốn đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích công về giáo dục đại học. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận với giáo dục đại học.

Trường ĐHCL là nơi triển khai các chính sách đầu tư phát triển giáo dục đại học của mỗi quốc gia. Các trường ĐHCL thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở các địa phương cấp ngân sách để triển khai các chính sách phát triển giáo dục đại học của chính quyền các cấp. Ví dụ như các trường ĐHCL được Quỹ đào tạo nhân tài cung cấp kinh phí để đào tạo nhân tài như ở Hàn Quốc.

Hoặc được Chính phủ đầu tư thành các trường đại học trọng điểm như ở Trung Quốc. Ở Việt Nam các trường ĐHCL được Nhà nước giao kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất để thực hiện các mục tiêu và chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo của đất nước.

Trường ĐHCL giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc gia. Các trường ĐHCL định hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho nghiên cứu khoa học thông qua việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, duy trì các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai các hướng nghiên cứu mới,…

Trường ĐHCL có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực CLC, NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trong hệ thống giáo dục đại học, các trường ĐHCL có lợi thế hơn các trường tư thục về điều kiện đảm bảo chất lượng như đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, học liệu, thư viện để thực hiện được các sứ mạng nêu trên.

Nhiệm vụ:

Theo Luật giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;

b) Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

c) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

đ) Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

  Cụ thể:                                                     

Hoàn thiện quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH và cơ sở đào tạo giáo viên, khuyến khích phát triển, thành lập mới các trường ĐH ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận; tăng cường sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như công khai, minh bạch thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả đầu ra, kiểm định chất lượng giáo dục để định hướng đầu tư và tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở trong hệ thống cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo phát huy sự năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; thành lập Hội đồng trường trong toàn hệ thống; hoàn thiện các chuẩn chất lượng đối với GDĐH làm căn cứ để các cơ sở đào tạo thực hiện tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý, xã hội và người học giám sát.

Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương trình đào tạo chất lượng cao, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường để nâng cao tỷ lệ có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Hoàn thành việc xây dựng chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý để đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao và quản trị GDĐH hiệu quả trong điều kiện tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực, phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, thực hiện liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và GDĐH để thúc đẩy phân luồng; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, mở rộng hội nhập quốc tế trong GDĐH.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo, khuyến khích kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, tăng cường công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài để cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tin,bài: Hoàng Thị Lộc

 


Bài viết khác