Giới thiệu về ngành Kế toán

1. Mục tiêu đào tạo

         Đào tạo nguồn nhân lực kế toán theo hướng ứng dụng thực tế; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản và chuyên môn tốt; Hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành Kế toán ở mức độ chuyên viên; có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động thực tiễn trong nước và hội nhập quốc tế; có tư duy phản biện độc lập, sáng tạo; có năng lực tự học và học tập ở mức cao hơn.

2. Chương trình đào tạo

         Chương trình đào tạo được xây dựng theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn đầu ra với thời lượng 129 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

         Trong đó:

         - Kiến thức giáo dục đại cương (kể cả kiến thức tự chọn): 33 tín chỉ

         - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 86 tín chỉ, trong đó:

         + Kiến thức cơ sở ngành: 30  tín chỉ

         + Kiến thức ngành (kể cả kiến thức tự chọn): 56 tín chỉ

         - Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ

3. Cơ hội nghề nghiệp

      Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Hàng năm, nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2 - 6 kế toán viên. Không những vậy, trong thời kì hội nhập như hiện nay, các tổ chức kế toán kiểm toán quốc tế cũng luôn khan hiếm nhân lực nắm vững chuyên môn. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán, sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau:

- Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.

- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.

- Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính.

- Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế, …

Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:

- Các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.

- Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện.

- Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư.

- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán

       Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, người học có thể học tập nâng cao trình độ lên thạc sỹ, tiến sỹ về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.


Bài viết khác