Học ngành Kinh tế ra làm gì? Tìm hiểu A-Z về cơ hội việc làm ngành Kinh tế

Ngành kinh tế học là gì?

Kinh tế là một trong những ngành học phổ biến tại các trường đại học ở nước ta. Ngành Kinh tế có mã ngành trong trường đại học là 7310101. Chương trình đào tạo ngành này thường tập trung vào việc giảng dạy các khái niệm, lý thuyết và phương pháp phân tích kinh tế. Sinh viên sẽ học về các nguyên lý cơ bản của kinh tế và các công cụ phân tích kinh tế. 

Ngoài ra, các chương trình đào tạo trong ngành Kinh tế cũng có thể bao gồm kinh tế học micro (tập trung vào các đơn vị nhỏ như cá nhân và công ty), kinh tế học macro (tập trung vào nền kinh tế toàn cầu), kinh tế học phát triển, kinh tế học lao động, kinh tế học tài chính, kinh tế học công, kinh tế học môi trường và nhiều lĩnh vực khác.

Sinh viên trong ngành Kinh sẽ học về các công cụ và kỹ năng như phân tích dữ liệu kinh tế, thống kê, viết báo cáo và nghiên cứu kinh tế, quản lý tài chính và kinh doanh, đánh giá tác động chính sách kinh tế và phân tích thị trường.

Trong khi một số trường đại học có thể có các chuyên ngành cụ thể trong ngành Kinh tế như Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, hoặc Kinh tế tài chính, thì ngành Kinh tế nói chung vẫn đại diện cho chương trình đào tạo chính trong lĩnh vực này.

Học kinh tế ra làm gì?

Đây là một trong những câu hỏi lớn nhất được các bạn sinh viên đặt ra trước khi quyết định theo học ngành kinh tế. Trên thực tế, những kiến thức và kỹ năng học được trong ngành kinh tế sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. 

Vậy cụ thể học kinh tế ra làm gì? Hãy tìm hiểu ngay những ngành nghề sau đây nhé!

Marketing, truyền thông, quảng cáo

Có thể nói rằng, marketing và truyền thông là ngành nghề hot nhất ở thời điểm hiện tại, khi cuộc chạy đua giữa các nhãn hàng ngày càng trở nên gay gắt. Kinh tế học giúp bạn hiểu về hành vi người tiêu dùng, thị trường và cách tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị. 

Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế, bạn có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, công ty tiếp thị, truyền thông hoặc phòng marketing của các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các nguyên lý kinh tế, bạn có thể nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đưa ra chiến lược quảng cáo hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực tiếp thị.

Kế toán, kiểm toán

Chắc hẳn đây là ngành nghề đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến kinh tế học. Bạn có thể làm việc trong các công ty kế toán, công ty kiểm toán, hoặc phòng kế toán của doanh nghiệp. Công việc bao gồm quản lý hạch toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán, tư vấn thuế và tài chính, v.vv..

Những kiến thức về nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính được giảng dạy ở trường sẽ giúp bạn có nền tảng vững vàng về chuyên môn để bắt đầu với nghề kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, để làm việc thành thạo, bạn cũng cần trau dồi thêm kỹ năng và học thêm các bằng nâng cao về kế toán.

Mức lương trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thường khá ổn định và có thể tăng theo kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Vị trí cao cấp như kiểm toán viên chứng nhận (CPA) thường có mức lương cao hơn.

Tư vấn tài chính, kinh tế

Nếu bạn đang băn khoăn không biết học kinh tế ra làm gì thì chuyên viên tài chính - kinh tế cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Những kiến thức kinh tế học sẽ giúp bạn hiểu về các nguyên tắc tài chính, quản lý rủi ro và đánh giá dự án. Dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, bạn tư vấn cho cá nhân và doanh nghiệp về đầu tư, quản lý tài chính và phân tích rủi ro.

Bạn có thể làm việc trong các công ty tư vấn tài chính, công ty quản lý tài sản, hoặc tổ chức tài chính. Công việc bao gồm tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính và quản lý rủi ro.

Phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro

Phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro là một lĩnh vực trong ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý thông tin, dữ liệu và rủi ro liên quan đến quyết định kinh doanh và quản lý tài chính.

Bằng cách áp dụng các nguyên lý kinh tế, bạn có thể hiểu và phân tích các biến số kinh tế, dự báo xu hướng và đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế đến doanh nghiệp và thị trường. 

Trong các công ty tài chính, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, các chuyên viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro có thể nhận được mức lương khá cao, đặc biệt là khi có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu.

Làm việc trong các cơ quan nhà nước

Học kinh tế, bạn cũng có thể làm việc trong các bộ, ngành, cơ quan nhà nước với vai trò nghiên cứu chính sách, phân tích tài chính công, lập kế hoạch kinh tế và quản lý dự án công.

Để làm được những công việc này, bạn cần am hiểu chính sách kinh tế, quản lý tài chính công và biết cách phân tích ảnh hưởng của quyết định chính phủ lên nền kinh tế. Dựa trên những kiến thức kinh tế, bạn có thể tham gia vào quá trình ra quyết định chính sách, quản lý nguồn lực và thực thi chính sách công.

Mức lương trong cơ quan nhà nước thường được quy định theo chế độ công chức và rất ổn định, có sự tăng lương và thăng tiến dựa trên quy định và chính sách của nhà nước.

Nghiên cứu, giảng dạy ​

Sau khi học xong ngành kinh tế, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức nghiên cứu. Các công việc liên quan bao gồm:

  • Tham gia nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh tế, thu thập và phân tích dữ liệu, đưa ra các đề xuất và khuyến nghị về chính sách kinh tế.
  • Giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong lĩnh vực kinh tế, chia sẻ kiến thức và kỹ năng phân tích kinh tế, tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo các chuyên gia kinh tế tương lai.
  • Viết bài báo và công bố các nghiên cứu trong các tạp chí khoa học và tham gia vào hội thảo và hội nghị chuyên ngành để trao đổi và phát triển kiến thức kinh tế.

Học kinh tế nên học trường nào?

Không thể phủ nhận rằng kinh tế học là một ngành khá hot tại Việt Nam với nhu cầu theo học vô cùng nhiều. Vì vậy, có không ít trường cao đẳng, đại học, học viện có chương trình đào tạo về kinh tế. 

Cùng với câu hỏi “học kinh tế ra làm gì” thì việc chọn trường nào để học cũng tương đối khó khăn do có quá nhiều sự lựa chọn. 

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở giáo dục đại học công lập với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng day, mức học phí hợp lý, chương trình học gắn liền với thực tế, cơ hội học tập làm việc tại nước ngoài. Chọn ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An là một lựa chọn đúng đắn cho tương lai của bạn.

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn Tuyển sinh (naue.edu.vn)

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Tại đây


Bài viết khác