một số kiến thức về kế toán quản trị doanh nghiệp

 

Kế toán qun tr được xem là một vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Với vai trò chủ chốt và chi phối hoạt động kinh doanh, những thông tin mà Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cung cấp giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với những kế hoạch đã đặt ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa kế toán quản trị (KTQT) và kế toán tài chính, chưa phân biệt rõ hai khái niệm này.

1. Kế toán quản trị là gì? 

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. (Theo Luật Kế toán Việt Nam năm 2003, thông tư 53/2006/TT-BTC)

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra.

2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Các giám đốc điều hành có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các hoạt động hàng ngày đều xoay quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định.

Thông tin kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Mỗi thông tin của kế toán quản trị thu được là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: thông tin và kiểm tra. Vì vậy, khi đề cập đến KTQT cũng như thông tin của KTQT, chúng không thể tách rời 2 đặc trưng cơ bản trên. Toàn bộ nội dung về hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra đều được phản ánh sinh động qua các thông tin kế toán.

Quá trình ra quyết định cho công việc điều hành kinh doanh có thể được mô tả qua các bước như sau:

· Lập kế hoạch

Là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Để xây dựng kế hoạch, các nhà quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học sẵn có. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai.

· Tổ chức công tác và điều hành

Đây là chức năng cơ bản của các nhà quản trị. Chức năng này nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế hoạch đã phê duyệt. Chức năng này yêu cầu các nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định

· Kiểm soát và đánh giá các kết quả thực hiện

Căn cứ vào các chỉ tiêu của kết quả thực hiện đối chiếu với kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của doanh nghiệp. Thông qua đó để phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Thực chất của quá trình kiểm tra và đánh giá thường là so sánh thấy được sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để có thể điều chỉnh quá trình thực hiện của từng người, từng bộ phận nhằm giúp các tổ chức hoạt động đạt được mục tiêu tối ưu.

· Ra quyết định

Đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin kế toán quản trị. Dựa vào nguồn thông tin thu thập, thông qua phân tích, chọn lọc thông tin để đưa ra quyết định đối với từng hoạt động cụ thể của quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí…

Việc ra quyết định thường được dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin kế toán quản trị thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ tin cậy cao. Đôi khi, các nhà quản trị sẽ đứng trước nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án thường bao gồm nhiều hệ thống thông tin đa dạng như là số lượng, chủng loại, chi phí, lợi nhuận, vốn, thị trường… Do vậy, việc ra quyết định đòi hỏi kế toán quản trị phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ thống thông tin này.

3. Công việc của nhân viên kế toán quản trị

Nhân viên kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cung cấp thông tin tài chính thiết yếu cho ban lãnh đạo để ra quyết định sáng suốt, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty.

Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của nhân viên kế toán quản trị:

· Thu thập và phân tích dữ liệu tài chính: Bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền,… từ các nguồn khác nhau như hệ thống kế toán, báo cáo bán hàng, hóa đơn,…

· Lập kế hoạch và lập ngân sách: Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai, đồng thời đề xuất các kế hoạch tài chính phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

· Quản lý chi phí: Phân tích chi phí hoạt động của doanh nghiệp, xác định các khoản chi phí có thể cắt giảm, đồng thời đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

· Đánh giá hiệu quả hoạt động: Phân tích các chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời xác định các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện.

· Hỗ trợ ra quyết định: Cung cấp thông tin tài chính và phân tích cho ban lãnh đạo để hỗ trợ họ ra quyết định sáng suốt về đầu tư, sản xuất, kinh doanh,…

· Tuân thủ các quy định pháp luật: Đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan như thuế, kế toán,…

· Báo cáo tài chính: Lập các báo cáo tài chính định kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo bảng cân đối kế toán,…

Ngoài ra, nhân viên kế toán quản trị còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như:

· Quản lý dự án: Lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

· Phân tích thị trường: Nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin về xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh,… cho ban lãnh đạo.

Đào tạo và hướng dẫn: Hướng dẫn nhân viên về các quy trình tài chính và nghiệp vụ kế toán.

Tin bài: Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học