NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  • Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

    Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

              Trên thế giới, quản trị công ty là thuật ngữ có từ rất lâu mà nội hàm của nó liên quan đến công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp. Đây là vấn đề thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Ở Việt Nam, việc ban hành Luật Công ty (năm 1990), Luật Doanh nghiệp (các năm 1999, 2005, 2014, 2020) đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời, trong đó có loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Tuy vậy, hoạt động quản trị công ty cổ phần ở nước ta còn mới mẻ và nhiều hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả trình bày các vấn đề cơ bản về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, thực trạng quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam theo pháp luật, từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quản trị công ty ở Việt Nam và đề xuất các gợi ý chính sách.

              Từ khóa: công ty cổ phần, quản trị công ty, quản trị công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp.

  • Nâng cao kỹ năng thực hành tin học cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

    Nâng cao kỹ năng thực hành tin học cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

              Ngày nay, với sự phát triển của mọi mặt trong đời sống và xu hướng toàn cầu hóa nhanh chóng, để có thể nắm bắt được những cơ hội tốt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi sinh viên ngày càng cao hơn. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tin học trở thành một phương tiện thật sự cần thiết. Kĩ năng tin học tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn so với những người có cùng trình độ chuyên môn, Bên cạnh những kĩ năng về kiến thức chuyên môn cơ bản tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện ở bậc học đại học, sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An còn cần trang bị cho mình rất nhiều những kĩ năng khác không kém phần quan trọng để có thể phù hợp và thích nghi với môi trường làm việc. Một trong số những kĩ năng đó chính là kĩ năng thực hành về tin học. Vì vậy kĩ năng về tin học là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng, nó đóng vai trò như là một công cụ giúp sinh viên có thể phát triển các kỹ năng khác và cung cấp cho sinh viên cách thức để có thể tiếp cận, làm việc với thông tin một cách đơn giản và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh những kỹ năng cơ bản cần phải có là Word, Excel và PowerPoint thì còn có những kĩ năng khác như: kĩ năng tìm kiếm, kĩ năng phân tích, kĩ năng soạn thảo, kĩ năng xử lý thông tin, kĩ năng sử dụng internet, kĩ năng viết email…

  • Sử dụng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Pháp luật đại cương theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

    Sử dụng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Pháp luật đại cương theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

               Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại khác nhau. Trong đó, phương pháp sử dụng tình huống là phương pháp dạy học có nhiều ưu việt và được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới. Môn học pháp luật đại cương bên cạnh trang bị những kiến thức cơ bản cho Sinh viên về pháp luật, môn học này còn xây dựng ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho mỗi cá nhân. Vì vậy, nâng cao hiệu quả dạy học môn Pháp luật đại cương cho sinh viên nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng. Sử dụng tình huống là phương tiện hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên trong dạy môn Pháp luật đại cương.

  • Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong thiết kế và tổ chức dạy học học phần “xác suất thống kê” cho sinh viên khối ngành kinh tế

    Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong thiết kế và tổ chức dạy học học phần “xác suất thống kê” cho sinh viên khối ngành kinh tế

          “Mô hình Kolb” hay còn gọi là mô hình “học tập trải nghiệm”, là một trong những “chu trình” đã được áp dụng hiệu quả trong dạy học tại một số nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mĩ,… Mô hình Kolb gồm một trình tự logic các bước giảng dạy và chú trọng khai thác khả năng tư duy, khả năng tự học, thực hành của người học. Nếu sử dụng kết hợp giữa các phương pháp dạy học tích cực và mô hình Kolb thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao. Vận dụng mô hình Kolb vào thiết kế và tổ chức dạy học học phần Xác suất thống kê cho sinh viên (SV) khối ngành Kinh tế  góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

  • Một số vấn đề pháp lý về quyền riêng tư của các thành viên trong gia đình

    Một số vấn đề pháp lý về quyền riêng tư của các thành viên trong gia đình

              Quyền  bí  mật  đời  tư  được  thừa  nhận  rộng  rãi  trong  pháp  luật  nhiều  nước  trên  thế  giới  và  được  ghi  nhận  trong  các  điều  ước  quốc  tế  quan  trọng.  Thời  gian  qua,  Việt  Nam  đã  rất  nỗ  lực  xây  dựng  một  hệ  thống  văn  bản  pháp  luật  hoàn  chỉnh  và  đầy  đủ  để  điều  chỉnh  về  vấn  đề  này.  Tuy  nhiên  với  sự  phát  triển  của  công  nghệ  thông  tin,  cụ  thể  là  các  trang  mạng  xã  hội,  thì  việc  xâm  phạm  quyền  riêng  tư  diễn  ra  phổ  biến  hơn.  Đặc  biệt,  nó  diễn  ra  giữa  các  thành  viên  trong  gia  đình  trong  việc  quản  lý  thông  tin,  điện  thoại,  theo  dõi,  thư  tín  hay  việc  chia  sẻ  các  hình  ảnh  thông  tin  lên  mạng  xã  hội  một  cách  thường  xuyên  và  phổ  biến.  Tất  cả  các  hành  vi  trên  có  thể  xem  là  xâm  phạm  quyền  riêng  tư  của  cá  nhân  cho  dù  họ  là  các  thành  viên  trong  gia  đình,  tuy  nhiên  pháp  luật  Việt  Nam  hiện  nay  vẫn  chưa  có  những  quy  định  pháp  lý  cụ  thể  để  điều  chỉnh  vấn  đề  này.  Do  đó,  bài  viết  tập  trung  phân  tích  một  số  vấn  đề  pháp  lý  về  bảo  vệ  quyền  riêng  tư  của  các  thành  viên  trong  gia  đình  và  đề  xuất  các  giải  pháp  hoàn  thiện

  • Hoạt động pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp

    Hoạt động pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp

              Đất nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), vì vậy pháp chế XHCN có tác động đến công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước nói chung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Pháp chế XHCN góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức. Pháp chế XHCN là điều kiện quan trọng để thực hiện thành công chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước. Do đó, việc tăng cường pháp chế XHCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

  • Vai trò, ý nghĩa của dạy học trực tuyến

    Vai trò, ý nghĩa của dạy học trực tuyến

           Vị trí của việc học trực tuyến đang ngày càng trở nên quan trọng trong giáo dục. Việc giáo dục trực tuyến không còn chỉ là việc sử dụng các công cụ công nghệ trong giảng dạy mà là tầm quan trọng của sự hợp tác và tham gia học tập của người học. Việc tập trung vào các chiến lược sư phạm hiệu quả cho giảng dạy trực tuyến hơn là tập trung vào công cụ công nghệ. Việc kết hợp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại học hiện nay cho thấy vai trò của dạy học trực tuyến là không hề nhỏ.

  • Hoàn thiện thể chế pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông bối cảnh công nghệ số

    Hoàn thiện thể chế pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông bối cảnh công nghệ số

            Thực trạng bất bình đẳng về giới vẫn diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số, khi sự cập nhật và số lượng tin bài tăng lên thì vấn đề này vẫn xảy ra thường xuyên. Một trong những công cụ bảo đảm bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số nói riêng đó chính là pháp luật. Mặc dù, từ Hiến pháp, Luật bình đẳng giới, Luật báo chí đến các văn bản dưới Luật khác đã ghi nhận bảo đảm bình đẳng giới, tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu những quy định trực tiếp tới vấn đề bảo đảm bình đẳng giới  trên báo chí, truyền thông; thiếu căn cứ xác định vi phạm cũng như các hình thức xử lý vi phạm đối với những chủ thể là tác giả của các bài viết, của các thông tin trên các trang thông tin điện tử hay các trang mạng xã hội, … Điều này dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm về bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông đang diễn ra hiện nay. Do đó, cần phải có những quy định chặt chẽ, cụ thể và những chế tài thích hợp để hạn chế tình trạng này trong bối cảnh công nghệ số hiện nay.

 1 2 3 4 5 6 7 8