Cơ hội và thách thức chuyển đổi số tại Việt Nam

1.  Cơ hội chuyển đổi số tại Việt Nam

        Tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ gần đây đã và đang tạo ra môi trường tốt hơn cho chuyển đổi số. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng nhanh nhất Đông Nam Á, hứa hẹn tiềm năng lớn cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm.

        Việt Nam cũng có lợi thế lớn về nguồn nhân lực công nghệ. Có nhiều trường đào tạo ngành CNTT, đây là nguồn cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, trong đó có chuyên ngành công nghệ và khoa học dữ liệu.

        Nền tảng cho số hóa ở Việt Nam gần đây đã được phát triển đáng kể. Dịch vụ Internet tốc độ cao, thiết bị thông minh và điện thoại di động ở Việt Nam đang trở nên phổ biến. Tại thời điểm tháng 1 năm 2020, có khoảng 68,17 triệu người sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam. Một kết quả thống kê đáng mừng là tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam trên tổng dân số Việt Nam hiện đang ở mức 70% tính đến tháng 1 năm 2020. Trong tổng dân số Việt Nam, có 65 triệu người hiện đang sử dụng mạng xã hội để giải trí, liên lạc với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, tìm kiếm các mẹo trong cuộc sống hoặc thậm chí bán hàng hoặc quảng cáo online tính tới tháng 1 năm 2020. Việt Nam là một trong những nước có số lượng tên miền đăng ký cao nhất trong khu vực ASEAN. Theo Báo cáo của VNNIC, tính đến ngày 31/10/2019, số lượng tên miền tại Việt Nam đạt trên 500.000 tên miền. Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia có số lượng người đăng ký sử dụng lớn nhất ASEAN và top 10 Châu Á Thái Bình Dương. Có 145,8 triệu kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020 tương đương 150% tổng dân số.

        Đến đầu năm 2019, Việt Nam đã phóng một số vệ tinh, trong đó có hai vệ tinh được sản xuất tại Việt Nam. Các vệ tinh này cung cấp Internet cho các vùng sâu vùng xa, cũng như giám sát biến đổi khí hậu, thiên tai, nông nghiệp, mực nước biển và phát triển đô thị.

        Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám mây (cloud computing). Chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây giúp xây dựng hệ sinh thái để các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây tiêu chuẩn để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và phục hồi tốt hơn trong thời kỳ Covid-19.

        Mạng di động 5G dự kiến sẽ được triển khai đầu tiên tại 4 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng. MobiFone đã sẵn sàng để có thể triển khai mạng di động 5G và các ứng dụng cho khách hàng của mình. MobiFone cũng đã lắp đặt các trạm phát sóng 5G đầu tiên tại 4 thành phố nói trên. Viettel (công ty 100% vốn nhà nước) đã đồng hành cùng Ericsson đến từ Thụy Điển trong việc triển khai thử nghiệm mạng di động 5G. Tháng 1/2020, Viettel công bố thử nghiệm thành công cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dữ liệu 5G trên thiết bị thu phát sóng do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, đánh dấu một bước quan trọng thương mại hóa mạng 5G của nhà mạng viễn thông Việt Nam. Trong xu thế phát triển công nghệ di động thế hệ mới, từ năm 2018, VNPT đã lần lượt ký kết hợp tác với hai đối tác nước ngoài bao gồm Tập đoàn Nokia (Phần Lan) để chuẩn bị đầu vào kỹ thuật cho việc triển khai mạng 5G.

        Internet vạn vật (IoT) giúp nông dân Việt trồng trọt tiết kiệm nước hơn. Giải pháp IoT đã giúp nông dân thực hiện làm ướt và làm khô luân phiên - một hệ thống tưới tiêu mà ruộng lúa được tưới và làm khô luân phiên. 80 nông hộ nhỏ và một doanh nghiệp trang trại đã sử dụng công nghệ IoT tại ba tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (Cần Thơ, Trà Vinh và An Giang) theo dự án do Quỹ Đối tác Ngân hàng Thế giới tài trợ24.

Một số lĩnh vực của kinh tế số mà Việt Nam đang thực hiện tốt:

        · Mạng 5G – Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm mạng 5G, dự kiến sẽ bắt đầu thương mại hóa vào năm 2020

         Tại Việt Nam, phí sử dụng Internet ở mức trung bình thấp. Mạng Internet băng thông rộng cố định tại Việt Nam có mức phí thấp nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (tính theo sức mua tương đương)

         Học sinh phổ thông Việt có kết quả học tập tốt – Tính theo xếp hạng thế giới về khoa học, điểm đọc và toán của sinh viên Việt ở cùng trình độ hoặc cao hơn so với các nước phát triển(25).

        Việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số là những yếu tố góp phần quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chiến lược kinh tế dẫn đến thành công và tăng trưởng GDP cao của Việt Nam trong bốn thập kỷ qua sẽ không tiếp tục mang lại sự tăng trưởng và thịnh vượng như cũ trong tương lai. Để chuyển từ trạng thái thu nhập trung bình sang thu nhập cao, Việt Nam cần phải vượt ra khỏi vị trí là một thị trường lao động chi phí thấp phụ thuộc nhiều vào FDI để tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cần chuyển sang nâng cao năng lực sử dụng công nghệ để tăng năng suất trong tất cả các ngành công nghiệp. Con đường phía trước là thông qua cải thiện năng suất lao động và các ngành công nghiệp dựa trên tri thức thông qua áp dụng công nghệ, số hóa, cải cách hệ thống, phát triển kỹ năng và giáo dục.

2. Thách thức hạn chế của chuyển đổi số

        (i) Mất việc làm: Càng phụ thuộc vào công nghệ, thì càng ít phụ thuộc và sức người. Sự tiến bộ của nền kinh tế số có thể dẫn đến mất nhiều việc làm. Khi các quy trình được tự động hóa nhiều hơn, yêu cầu về nguồn nhân lực giảm xuống. Ví dụ điển hình là ngân hàng trực tuyến tự vận hành.

        (ii) Thiếu chuyên gia: Nền kinh tế số đòi hỏi những quy trình và công nghệ phức tạp. Để xây dựng các nền tảng và bảo trì chúng đòi hỏi nhiều chuyên gia và nhân sự đã qua đào tạo. Việt Nam đang thiếu hụt những điều này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và bán nông thôn.

        (iii) Đầu tư cao: Kinh tế số yêu cầu phải có hạ tầng chắc, đường truyền Internet cao, và mạng di động và viễn thông khỏe. Tất cả những yêu cầu này phải cần thời gian để xây dựng và đầu tư. Tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam, thì phát triển mạng lưới hạ tầng rất chậm và tốn kém26.

        Theo báo cáo “Tương lai Nền kinh tế số Việt Nam: Hướng tới năm 2030 và 2045”, thì vùng nông thôn Việt Nam vẫn ở xa phía sau so với khu vực đô thị, mặc dù việc triển khai mạng không dây và vệ tinh đang thúc đẩy tỷ lệ người dùng ở hầu hết các tỉnh vùng sâu vùng xa.

        Thiếu vốn và thông tin được cho là những rào cản chính để thúc đẩy số hóa ở mức độ doanh nghiệp tại khu vực công nghiệp sản xuất và nông nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt, lợi ích kinh tế chưa rõ ràng và thiếu chắc chắn của việc áp dụng công nghệ, và mức đầu tư cao là những thách thức quan trọng nhất đối với số hóa ở Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Cameron A và cộng sự, 2019) .

        Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản trong chuyển đổi số như thiếu nhận thức về vai trò của chuyển đổi số theo báo cáo gần đây của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Báo cáo chỉ ra rằng, DNNVV mặc dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, nhưng có trình độ đổi mới và công nghệ thấp. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 16 trong 17 ngành nghề được khảo sát có mức độ sẵn sàng để tham gia vào chuyển đổi số thấp. Đáng chú ý, hơn 80% doanh nghiệp mới bắt đầu tìm hiểu về chuyển đổi số. Gần đây, các khái niệm về “kinh tế số” và “chuyển đổi số” đã được đề cập rất nhiều, nhưng nhiều DNNVV vẫn chưa thực sự hiểu và áp dụng vào thực tiễn.

        Thiếu hụt lao động có kỹ năng cho chuyển đổi số cũng là thách thức chính đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, tỷ lệ các trường đại học và cao đẳng trên cả nước có chương trình đào tạo công nghệ thông tin (IT) chiếm 37,5%, mỗi năm có khoảng

sinh viên ngành IT tốt nghiệp. Chỉ có khoảng 27% nhân viên IT có khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc, còn lại 72% cần đào tạo bổ sung ít nhất 3 tháng27. Theo TopDev, trong năm

2019, Việt Nam thiếu  90.000 lao động IT và  năm  2020, con số này tăng lên hơn 400.000  và ước tính năm 2020 là 500.000. Sự thiếu hụt này tới từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu chuyên gia có kỹ năng cao để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, trong khi sinh viên mới tốt nghiệp thì thiếu kỹ năng thực tiễn và kỹ năng mềm (làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, etc.). Nhân viên IT thường thiếu kỹ năng giao tiếp và ít thông thạo tiếng Anh. Thêm vào đó, trọng tâm của các chương trình đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; thay đổi công nghệ quá nhanh mà các trường không theo kịp để phát triển các chương trình đào tạo phù hợp.

        Một trong những thách thức của chuyển đổi số là thiếu sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ban, ngành nhà nước trong việc thực hiện các chiến lược quốc gia về kinh tế số. Ví dụ, trong khi Hải quan Việt Nam và Bộ Tài chính đã và đang cùng làm việc trên một hệ thống thanh toán để thu thuế và hóa đơn điện tử, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong việc gắn kết với Chiến lược chung của Chính phủ về Kinh tế số. Nguyên nhân chính của sự thiếu sự phối hợp là vắng mặt sự lãnh đạo chung về các vấn đề liên quan tới kinh tế số. Trong khi Cục Tin học hóa của Bộ Thông tin Truyền thông gần đây được giao trách nhiệm soạn thảo hướng dẫn đề xuất kế hoạch thực hiện và chỉ định một lực lượng đặc nhiệm điều phối nhiệm vụ và các kế hoạch chưa được thực hiện, nhận chỉ thị trực tiếp từ các các cấp cao hơn, cụ thể là ở cấp Phó Thủ tướng hoặc Thủ tướng (Ngân hàng Thế giới, 2018).

Công nghệ số có thể làm tăng rủi ro liên quan tới việc làm, kỹ năng và phân biệt đối xử (Cameron A và cộng sự, 2019).

        • Tự động hóa: Có tới 38,1% việc làm hiện tại của Việt Nam có thể được chuyển đổi hoặc di rời do tác động của tự động hóa vào năm 2045. Một ước tính trung hạn khoảng 15% tổng số việc làm ở Việt Nam sẽ được tự động hóa vào năm 2035.

        • Thiếu kỹ năng: Ví dụ, Việt Nam dự kiến sẽ thiếu khoảng 500.000 nhà khoa học dữ liệu và lên tới 1 triệu lao động ngành ICT vào năm 2020.

        • Thuật toán không trung thực: Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tạo ra sự không rõ ràng và phân biệt đối xử trong các phán đoán và quy trình ảnh hưởng đến cuộc sống. Ví dụ, phần mềm nhận diện khuôn mặt được sử dụng trong các chính sách thi thoảng không chính xác và có khả năng nhận dạng sai người, hoặc công cụ cho phân biệt đối xử có thể được sử dụng để đánh giá các khoản vay tín dụng, tuyển sinh, bảo hiểm hoặc trong một số hoạt động khác, có khả năng phân biệt đối xử chống lại một nhóm người trong xã hội.

        • Số hóa có thể làm tăng bất bình đẳng: Một báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2016 chỉ ra rằng công nghệ số chuyển tải ít lợi ích tới người nghèo, trong khi lại mang lại nhiều lợi ích hơn đối với người giàu.

Tài liệu tham khảo

 International Telecommunication Union. 2018. Measuring the information society report: Volume 1 2018. ITU: Geneva, Switzerland.

Technology helps rice farmers in Vietnam https://www.worldbank.org/en/news/video/2020/04/06/technology-helps-rice-farmers-in-vietnam

 Vietnam Internet Yearbook 2020, https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet nam-2020

    “Vietnam Internet Resource Report”, Ministry of Information andCommunication – Vietnam Internet Centre (2019).

 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chuyen-doi-so giup-doanh-nghiep-viet-doi-van- 323400.html

ThS Lê Thị Mỹ Tâm - Khoa Kinh tế - QTKD

 

 

 

 

 

 


Bài viết khác