Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

TS. Đinh Văn Tới

ThS.  Hoàng Thị Thúy Hằng

 

          Tóm tắt: Tuyển sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi một cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, những năm gần đây, trường đại học,cao đẳng nói chung, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An nói riêng gặp rất nghiều khó khăn. Nguyên nhân do những học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT cao thường chọn những trường đại học lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nằng... để học, hoặc những trường có thương hiệu đào tạo hệ đại học lâu năm; Thị trường việc làm trong nước khó khăn, sinh viên sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm nên ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý nhập học nên sự lựa chọn tối ưu nhất của họ đó là đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Vậy các nhà trường cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh?

          Từ khóa: Tuyển sinh; giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh.

1. Đặt vấn đề

          Xác định, tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nên được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, sự hưởng ứng tích cực từ các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, cán bộ, giảng viên nhà trường. Hàng năm, Hiệu trưởng Nhà trường đều ban hành Thông báo các Thông báo về việc Triển khai công tác tuyển sinh và Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo và các đoàn tuyển sinh cho từng năm học. Nhờ đó, mỗi một tập thể, cá nhân cán bộ giảng viên Nhà trường có cơ hội thể hiện trách nhiệm, năng lực của mình trong việc tư vấn tuyển sinh. Thông qua kết của tuyển sinh, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn có thêm căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng trong năm.

          Ngoài bộ phận chuyên trách về tuyển sinh (Ban tuyển sinh) thuộc Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học- Tuyển sinh và Hợp tác đào tạo, Nhà trường thành lập các Nhóm tuyển sinh là những cán bộ giảng viên có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác tuyển sinh. Các nhóm đã triển khai công tác tuyển sinh một cách khoa học, bài bản, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đoàn, có sự thống nhất, đoàn kết, ý thức tự giác cao, luôn trong tư thế sẵn sàng và có sự phối hợp tốt trong quá trình làm công tác tuyển sinh. Nhà trường thanh toán đầy đủ công tác phí cho cán bộ giảng viên trực tiếp đi tư vấn tuyển sinh và các chế độ khác nên khuyến khích mọi người tham gia tuyển sinh.

          Các đoàn tuyển sinh đã triển khai tiếp cận, thực hiện quảng bá tuyên truyền công tác tuyển sinh đến các trường PTTH và các đối tác; tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh của cá trường THPT. Ban Truyền thông và Ban tuyển sinh đã viết nhiều bài báo, thông báo tuyển sinh đăng trên báo chí, Website nhà trường, Fanpage, facebook, zalo cá nhân. Các Khoa ngoài việc giao cho từng giảng viên trực tiếp gọi điện tư vấn cho tất cả học sinh theo danh sách của đoàn thu thập được, đồng thời xây dựng được các chuyên đề hình ảnh, video clip đăng tải trên Fanpage, facebook, zalo... để quảng bá tuyển sinh. Nhà trường đã đăng phát thông báo tuyển sinh trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An vào thời gian cao điểm đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh và thời gian thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Ban Tuyển sinh xây dựng mục “Đăng ký xét tuyển trực tuyến Trường Đại học Kinh tế Nghệ An” trên website Nhà trường và quảng cáo đường link trên các Fanpage, facebook, zalo… để thí sinh dễ dàng tiếp cận, đăng ký xét tuyển.

          Cùng với việc tiếp xúc tư vấn trực tiếp cho học sinh lớp 12 tại tất các cả các lớp học, các Nhóm tuyển sinh còn tham gia tư vấn trong ngày hội tuyển sinh do Nhà trường tổ chức. Tại các buổi tư vấn, Nhà trường còn trao các suất học bổng ý nghĩa cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập và rèn luyện tốt.

2. Nội dung

2.1. Kết quả

          Căn cứ vào Đề án tuyển sinh hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Bộ Giáo dục & Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo, Nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

          Tuy nhiên năm gần đây, Nhà trường tuyển sinh hệ chính quy không đạt chỉ tiêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Bộ Giáo dục & Đào tạo giao. Kết quả, tuyển sinh chính quy, liên thông và văn bằng hai năm học 2019- 2020 được 520 sinh viên; năm học 2020- 2021 được 436 sinh viên; năm học 2021- 202 (tạm tính) được 415 sinh viên. 

2.2. Nguyên nhân

          Trong đầu năm 2020 đến nay, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 nên triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tuyển sinh trực tiếp tại các địa phương gặp khó khăn. Nhiều người lao động, nhất là lao động phổ thông, kinh doanh mất thu nhập hoặc giảm thu nhập do không có việc làm đã ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội. Chính vì thế họ không đủ điều kiện cho con em học lên đại học. Trong khi đó, thị trường việc làm trong nước khó khăn, sinh viên sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm nên ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý nhập học nên sự lựa chọn tối ưu nhất của họ đó là đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động.

          Riêng đối với những học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT cao thường chọn những trường đại học lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nằng... để học, hoặc những trường có thương hiệu đào tạo hệ đại học lâu năm... Dó dó, những trường đại học, cao đẳng ở các tỉnh lẻ nói chung, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An rất khó khăn trong công tác tuyển sinh.

2.3. Giải pháp nâng cao kêt quả công tác tuyển sinh 

          Năm học 2022- 2023, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An phấn đấu tuyển sinh được 650 sinh viên hệ chính quy và 250 sinh viên hệ liên thông 7 ngành: Kinh tế. Tài chính- Ngân hàng, Kế toán, Thú y, Quản trị kinh doanh, Quản lý đất đai, Lâm học.

          Để đạt được kết quả đó mỗi một cán bộ giảng viên trong toàn trường phải luôn xác định công tác tuyển sinh là nhiệm vụ, quyền lợi của chính mình, là sự sống còn của chính đơn vị mình. Trong năm học này và các năm tiếp theo, công tác tuyển sinh còn diễn biến khó khăn nên hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm để mọi người thể hiện trách nhiệm, năng lực cá nhân và sự cống hiến của mình đối với Nhà trường.

          Đảng ủy, Ban Giám hiệu sẽ tiếp tục chỉ đạo cho các phòng chức năng, khoa chuyên môn coi trọng nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyển sinh. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

(1) Công tác đào tạo:

          Đào tạo là hoạt động trọng tâm của Nhà trường, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh. Dó đó Nhà trường sẽ mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, quản lý tốt công tác dạy và học phù hợp với thị trường lao động, đáp ứngnhu cầu người học và tạo ra nhiều ấn tượng đẹp đối với sinh viên. Chính những sinh viên đã và đang theo học là những cộng tác viên, tuyên truyền viên hết sức quan trọng để lan toả uy tín, thương hiệu và chất lượng đào tạo của trường. Kết quả đóđược phản ánh với gia đình, bạn bè, người thân và xã hội.

  (2) Công tác truyền thông

+ Truyền thông có vai trò quan trọng và cần thiết trong quảng bá hình ảnh của Nhà trường nói chung cũng như công tác tuyển sinh nói riêng. Sự phối kết hợp giữa Ban tuyển sinh, Ban Truyền thông, Đoàn thanh niên và các đơn vị liên quan trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác và thuận tiện để tra cứu ngành nghề đào tạo, thông tin tuyển sinh sẽ giúp thí sinh hiểu, tin tưởng và lựa chọn vào tường.

+ Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn điện thoại, tư vấn qua email, tạo facebook, zalo, chat bot của Trường.

  (3) Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ dạy học

         Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết phục vụ công tác dạy học phù hợp với chương trình đào tạo, theo kịpcông nghệ của các doanh nghiệp. Có như vậy, khi sinh viên tốt nghiệp mới ứng dụng được kiến thực đã học vào hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi một doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ra trường có được việc làm đúng chuyên môn cao sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh của Nhà trường.

(4) Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, các doanh nghiệp

         Nhà trường ký kết hợp tác với các Hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp để tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, tạo địa bàn thực hành thực tập cho sinh viên, cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc, tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường… Bên cạnh đó, khuyến khích các khoa chủ động hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo, các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận thực tế, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp. Đặc biệt cần giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

  (5) Đội ngũ tư vấn tuyển sinh:

         Tư vấn tuyển sinh là nhiệm vụ của mỗi một cán bộ giảng viên Nhà trường dưới dự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Hội đồng tuyển sinh do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Mỗi một cán bộ giảng viên là một nhà tư vấn, một sứ giả thông thái, nhiệt tình và trách nhiệm của của Nhà trường.

        Ban tuyển sinh đóng vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho Ban Giám hiệu xây dựng Kế hoạch, Đề án tuyển sinh hàng năm trình UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin chỉ tiêu và triển khai thực hiện; thu nhận, xử lý hồ sơ và tổ chức học chuyển đổi, thi đầu vào (nếu có).

        Nhà trường thành lập và quản lý các đoàn truyền thông mở rộng để làm nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh cấp khoa, phòng theo sự phân công đến các Trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giao dục thường xuyên. Nhà trường sẽ thanh toán chế độ công tác phí cho người đi tư vấn và thanh toán tối đa 1 triệu đồng ban đầu cho một điểm trường. Việc tư vấn sâu sau truyền thông và thu thập hồ sơ nhập học thuộc về các cá nhân trong và ngoài trường (đối tác tuyển sinh). Căn cứ vào kết quả nhập học của sinh viên, Nhà trường tính kết quả tuyển sinh cho các đối tác.

          Do vậy, những người làm công tác tư vấn tuyển sinh cần nhận thức rằng công việc mình đang thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tuyển sinh không đủ chỉ tiêu đồng nghĩa với việc trường sẽ gặp khó khăn.Cùng với các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…, cán bộ tư vấn tuyển sinh phải là người am hiểu tường tận về công tác đào tạo, những nội dung có liên quan đến lĩnh vực đào tạo,các chế độ chính sách của nhà trường. Có như vậy mới trình bày thông suốt, đầy đủ các thông tin đến học sinh, cũng như giải thích được những thắc mắc, kiến nghị của học sinh và những người liên quan khác khi tư vấn tuyển sinh.

  (6) Xây dựng đối tác tuyển sinh

          Công tác tuyển sinh nếu chỉ dựa vào cán bộ, giảng viên của nhà trường thì chưa đủ phải tranh thủ các lực lượng bên ngoài như các trường Trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các xã, phường (đối tác). Một mặt họ vừa là những người hàng ngày trực tiếp với các đối tượng học sinh và các bậc phụ huynh, mặt khác tiếng nói của họ sẽ có tác động khá mạnh mẽ đến sự quyết định lựa chọn con đường học tập của các học sinh hay các bậc phụ huynh sau khi con em họ tốt nghiệp Trung học phổ thông. Vì vậy, Nhà trường sẽ phối hợp với các đối tác trong việc thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ cho mình.

          Trên cơ sở rà soát thống kê số lượng học sinh của các trường Trung học phổ thông nhập học vào trường trong 5 năm gần đây để có kế hoạch đầu tư công tác tư vấn tuyển sinh có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời thực hiện kết nghĩa với các trườngTrung học phổ thông để tăng cường các hoạt động giao lưu, tạo nguồn tuyển sinh phát triển bền vững.

  (7) Chính sách tuyển sinh

          Nhà trường sẽ có chính sách khen thưởng tập thể, cá nhân và đối tác có thành tích xuất sắc trong công tác tư vấn tuyển sinh, coi thành tích tuyển sinh là thành tích đột xuất, đặc biệt để xét thi đua năm học. Nhà trường không tính chung chỉ tiêu tuyển sinh cho các Đoàn mà bất kỳ cán bộ giảng viên nào đem hồ sơ về thập học thành công đều được thanh toán cho cá nhân theo định mức chung.

3. Kết luận

          Như vậy, tuyển sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An nên dành sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để thực hiện công tác tuyển sinh; Tích cực phát huy hiệu quả việc mở rộng, phát triển đối tác có chất lượng, đảm bảo uy tín để thực hiện tốt công tác tuyển sinh; Xây dựng và phát huy hiệu quả cơ chế tài chính phù hợp để khuyến khích các tập thể, cá nhân, đối tác tham gia tích cực công tác tuyển sinh; Xây dựng đội ngũ tuyển sinh ổn định, chuyên nghiệp hoạt động tổng hợp các nhiệm vụ tuyển sinh nhằm phát huy được sức mạnh tập thể của các phòng, khoa, trung tâm và cán bộ, giảng viên và các tổ chức đoàn thể trong toàn trường, coi trọng vai trò cá nhân. Đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong tuyển sinh để khuyến khích các tập thể, cá nhân triển khai tham gia thực hiện công tác tuyển sinh./.


Bài viết khác