Những kĩ năng cần có của sinh viên trong Thời Đại 4.0

Hồ Thị Hằng

          Bạn có tin bạn có thể bị thay thế, đào thải khỏi công việc bạn đang làm bằng 1 “thế lực khác” với bộ kỹ năng toàn diện nếu bạn không GIỎI hơn, XUẤT SẮC hơn hay không ?

          Thế lực” đó chính là cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

1. Khả năng ứng dụng các công nghệ vào thực tiễn

Diagram

Description automatically generated with low confidence

Ngày nay, cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.

Trung tâm của cuộc cách mạng 4.0 là công nghệ IoT (Internet of things), không chỉ giúp con người giao tiếp với nhau mà còn là con người giao tiếp với máy, với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

Vì vậy, việc chủ động tích lũy kiến thức và liên tục cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tân tiến nhất của thế giới ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học sẽ mở ra có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

2. Kỹ năng mềm

Logo

Description automatically generated with medium confidence

          Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.

          Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” (soft skills).

          Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

          Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn partner, kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp các bạn sinh viên không sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất. Trong quá tình học tập bạn cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. Hãy tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học... là nơi bạn có thể rèn luyện kĩ năng mềm.

          Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia vào công tác xã hội để biết chia sẻ năng lực và của cải với xã hội. Mối quan hệ là điều quan trọng, nó như một thư viện lớn. Khi cần việc gì sẽ tìm đến ngăn thư viện đó và mở nó ra, sẽ tìm được cách giải quyết khó khăn, thắc mắc của mình. Vì thế, xây dựng mối quan hệ từ thời sinh viên bằng cách tham gia các hoạt động xã hội của câu lạc bộ hay hội nhóm... là cách tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng là những mối quan hệ tốt đẹp.

3. Ngoại ngữ

HỌC NGOẠI NGỮ GÌ ĐỂ DỄ XIN VIỆC

          Trước sự hội nhập của thế giới cùng với việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài, tầm quan trọng của Tiếng Anh lại càng được thể hiện. Nếu biết Tiếng Anh, bạn sẽ           rất dễ được sắp xếp để làm việc với các đối tác nước ngoài, các mảng về quốc tế và rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp.

          Với những bạn chưa đi làm, Tiếng Anh sẽ cho thấy một phần rất lớn khả năng và trí tuệ của bạn, việc này sẽ giúp cho bạn dễ dàng có một công việc tốt với mức lương cao ngất ngưởng. Bạn sẽ có một lợi thế rất lớn khi tham gia những buổi interview bằng Tiếng Anh. Bởi để thành thạo ngoại ngữ này bạn đã phải rất cố gắng và chăm chỉ, Tiếng Anh không chỉ là một khả năng ngoại ngữ mà bạn đang có, đây còn là một trong những thành tích đáng nể của bạn.

          Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là biết từ vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi văn hóa nước khác để có cách diễn đạt phù hợp. Một giảng viên tiếng Anh đã từng nói: “Không thể dạy được ngoại ngữ nếu người đó không am hiểu về văn hóa nước họ”. Cũng như vậy, việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh.

4. Kinh nghiệm làm việc thực tế (thực tập)

4 Bài học kinh nghiệm của sinh viên thực tập | Jobnow

          Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều sinh viên mới ra trường nhưng đã có bản CV đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học.

          Việc thực tập giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn và được thể hiện những khả năng mới khi tiếp xúc và xử lý các vấn đề trước giờ chưa gặp. Đây là khoảng thời gian cho phép bạn phạm lỗi, thử nghiệm những gì bạn tin tưởng là đúng. Sai lầm cũng khó tránh nhưng bạn vẫn cứ nên mạnh dạn, nghiêm túc thực hiện và học hỏi từng ngày.


Bài viết khác